Tương đậu nành (tương hột) là một món ăn chay không thể thiếu trong bữa cơm rằm của người Việt Nam. Món ăn nổi bật nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa cảm giác mềm béo của đậu và hương thơm đặc trưng của thính, nước tương. Hôm nay, hãy cùng vào bếp để thực hiện món ăn này nha.
Đang xem: Cách bảo quản tương hột
Đậu nành là loại ngũ cốc thơm ngon và giàu dinh dưỡng, cách chế biến đa dạng và cực kỳ hấp dẫn. Trong 100g đậu nành có đến 36,49g chất đạm, 30,16g chất đường bột, 19,94 g chất béo, 9,3g chất xơ, 277mg canxi và lượng lớn vitamin, khoáng chất.
Đặc biệt, thành phần chất đạm có trong hạt đậu tương có đủ các acid amin thiết yếu và được xem là nguồn cấp protein hoàn chỉnh cần thiết cho cơ thể người (vì chứa lượng lớn các amino acid không thay thế. Các thực phẩm, chế phẩm làm từ đậu tương chứa tỷ lệ đạm dồi dào, có thể thay thế cho đạm động vật nên còn được gọi là một loại “thịt không xương”.
Nên lựa chọn những hạt đậu mới, không bị nấm mốc, bề mặt không xuất hiện những đốm bất thường.
Hạt đậu có màu trắng ngà, kích thước đồng đều, không lẫn nhiều hạt bị hư hay có màu lạ.
Phần vỏ hạt đậu nành chưa bị nứt, chưa có dấu hiệu nảy mầm.
Khi ngửi có mùi thơm nhẹ, béo ngậy đặc trưng của hạt đậu nành.
– Một hũ thủy tinh có nắp đậy– Đậu nành loại tốt: 1 kg (loại bỏ hạt đậu bị mọt, bị mẻ)– Thính gạo rang: 150 gr– Muối: 750 gr– Nước: 5 lít
– Đậu nành vo rửa thật sạch đất, cát rồi cho vào thau nước sạch ngâm khoảng 6 tiếng hoặc qua đêm. Nhớ đậy kỹ thau để ngăn bụi hay muỗi rơi vào→ Cho đậu và cả nước ngâm đậu vào nồi thêm ít nước vào nấu chín nhưng không mềm nhừ để tránh bị nát khi làm tương→ Cho đậu ra rổ, ở dưới là thau để hứng lấy nước đậu nành.
– Đậu nành sau khi hấp để hơi nguội (sờ vào thấy hơi ấm tay) thì cho thính gạo rang vào trộn đều→ Ủ đậu nơi kín gió cho đậu lên men. Thời tiết nắng nóng chỉ cần ủ đậu một ngày là được nhưng thường là hai ngày. – Nước luộc đậu nành cho vô nồi, thêm một lượng nước nữa cho đủ 5 lít, cho 750gr muối vào rồi nấu sôi lên, nhớ hớt bọt cho sạch. Nước muối nguội hẳn mới cho vào hũ để chứa sẵn, chờ đậu nành sau khi được ủ lên men thì cho vào cùng→ Đậy kỹ nắp hũ, bên ngoài nắp nên bọc thêm một lớp ni-lông rồi bịt băng keo cho kín (để tránh bụi trong suốt thời gian phơi nắng, phơi sương).
– Đưa hũ chứa đậu ra sân phơi và nơi có nắng tốt chiếu vào thường xuyên. Lưu ý: Trong quá trình phơi ủ đậu ta không nên mở nắp cho đến khi ra thành phẩm.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Cá Chạch Đồng Là 1 Trong Những Đặc Sản Nổi Tiếng Của Bến Tre
– Sau 3-6 tháng phơi như vậy ta sẽ thu được thành phẩm nước cốt tương hạng nhất.
– Sau khi lấy chừng một lít nước cốt tương hạng nhất ra, phần nước cốt tương còn lại trong hũ cứ để vậy. Nấu 3 lít nước với ½ kg muối, hớt bọt để nguội, lọc sạch rồi cho vào hũ để ủ tiếp vài tháng để cho ra nước tương ngon hạng hai→ Sau hai lần ủ đậu và thu được cốt nước tương (hạng nhất và hạng hai), cho vào phần xác đậu nành còn lại 200g đường mật trộn đều và đậy kỹ để dành ăn dần.
Để tăng tối đa thời hạn sử dụng của nước tương, sau mỗi lần sử dụng, bạn hãy lau sạch những vết tương bám bên ngoài lọ và đậy nắp kín. Bên cạnh đó, bạn cũng nên bảo quản nước tương ở nơi khô ráo để tránh tình trạng bị ôxy hoá, làm mất đi mùi vị thơm ngon.
Cho vào vài đoạn hành trắng, vài lát tỏi hoặc cũng có thể nhỏ mấy giọt rượu trắng thì sẽ phòng được mốc. Khi đổ tương lên đến miệng chai, bạn đổ lên phía trên cùng một lớp dầu đậu hoặc dầu vừng đã được đun sôi để ngăn cách không khí bên ngoài vào. Như vậy sẽ tránh được mốc.
Xem thêm: Xem Ngay 2 Cách Bảo Quản Ớt Sa Tế, Bạn Có Biết Sa Tế Để Được Bao Lâu
– Bảo quản bằng chum hoặc lọ: Chum hoặc lọ sành, lọ thủy tinh không bị nứt, nẻ rửa sạch phơi khô, phía dưới đáy cho một lớp vôi bột khô, sau đó rải 1 lớp lá xoan khô rồi đổ đậu giống lên trên. Đổ đậu giống song phủ lên trên một lớp lá xoan, nút kỹ và đưa vào bảo quản nơi khô ráo, thoáng. Có thể đặt dưới đáy lu vài cục than sống trước khi đổ đầy hột vào. Sau đó lại để lên mặt đậu vài cục than sống nữa để hút ẩm, rồi mới đậy nắp kín lại.
Một cách làm khác: Tránh đựng nước tương trong đồ đựng còn đọng nước, những chỗ có nhiệt độ cao hay gần bếp. Thả vào hũ nước tương một túi nhỏ có chứa một ít hạt cải, có thể bảo quản nước tương được lâu hơn đó!
– Bảo quản bằng túi ni lon: Đậu tương sau khi phơi khô cho vào 2 lần túi ni lon, phía ngoài cùng là bao xác rắn, buộc kín sau cho vào thùng phi cho vào giữa hòm thóc hoặc cót thóc hoặc để nơi khô ráo thoáng. Có thể cho đậu tương giống vào can nhựa khô sạch xong nút chặt vùi vài trong hòm thóc hoặc cót thóc. Bao đặt trong kho không nên chất quà cao.
Tương đậu nành là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng có thể dành cho cả ăn chay và ăn mặn. Hy vọng hướng dẫn bên trên có thể giúp bạn cách bảo quản tương hột và thực hiện thành công món ăn này nhé.