Topping Cream Là Gì? Cách Bảo Quản Topping Base, Cách bảo quản topping cream

Nói đến bánh kem là nói đến hương vị ngọt ngào, mềm mỏng của cốt bánh và lớp kem béo mịn, thơm mùi bơ sữa bên ngoài. Chính từ lớp kem này, diện mạo chiếc bánh trở nên đặc biệt hơn hẳn nhờ những cách trang trí, tạo hình ngộ nghĩnh, đáng yêu. Đây là yếu tố thu hút thực khách đầu tiên bởi người ta luôn có xu hướng yêu bằng mắt trước khi thưởng thức. Và Topping cream chính là loại kem tươi làm nên điều đặc biệt đó. Topping cream là gì? Cách làm và sử dụng Topping cream như thế nào? Tất cả những thông tin này sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Đang xem: Cách bảo quản topping base

1. Topping cream là gì?

Trong lĩnh vực làm bánh, trang trí bánh kem hoặc các loại bánh khác, Topping cream được sử dụng khá nhiều nhưng chưa hẳn bạn đã hiểu rõ về Topping cream là gì?

Đây thực chất là loại kem tươi thực vật được đánh bông lên với thành phần an toàn bao gồm sữa (emulsifier) và chất tạo đặc (hydrocoloids). Đây là nhóm thực phẩm chứa ít chất béo và chứa một lượng đường nhỏ nhất định nên khi sử dụng bạn không cần phải cho thêm đường.

Cũng chính vì vậy mà loại kem này có thể thích hợp sử dụng đối với cả những người đang trong chế độ ăn kiêng. Topping cream có khả năng bắt màu khá tốn bởi do đặc điểm kem có màu trắng nên chỉ thích hợp dùng màu đặc sệt và màu bột khô.

Nhưng cũng nhờ màu trắng đặc trưng nên khi phối màu sẽ giữ được lâu. Khác với các loại kem khác, mùi vị của Topping cream không có nhiều mùi sữa mà hơi hướng thiên về mùi hương liệu. Mặc dù có độ béo khá thấp nhưng Topping cream vẫn có vị ngậy và thơm. Khi đánh bông lên, Topping cream sẽ tăng thể tích lên gấp 3 – 4 lần so với ban đầu và có phần bông cứng, mịn bóng.

Topping cream là gì?

Cũng nhờ vậy, kem rất dễ dùng để trang trí mà không bị chảy nước, dễ dàng tạo hình trang trí, bắt bông mà vẫn giữ được độ mềm nhẹ. Topping cream giúp người làm bánh thực hiện công đoạn trang trí nhanh chóng và bắt mắt hơn.

So về độ ngon thì có lẽ Topping cream không ngon bằng Whipping cream nhưng so về khả năng chịu nhiệt thì loại kem này lại hơn hẳn. Vì vậy, nếu thời tiết không quá nóng thì bạn vẫn có thể đem bánh đi tặng bạn bè mà không lo thay đổi hình dạng và kích thước chiếc bánh.

Ngoài công dụng trang trí bánh kem, Topping cream còn dùng để chế biến một số món ăn, pha chế nước uống với phần topping béo ngậy. Topping cream cũng được dùng để thay thế cho Whipping cream khi làm bánh mousse.

Cách bảo quản topping cream

Topping cream cần bảo quản ở nhiệt độ lạnh, bảo quản tốt nhất là ở ngăn đá tủ lạnh.Khi sử dụng topping bỏ rã đông tự nhiên bằng cách để trong ngăn mát tủ lạnh từ 8 – 12h, đánh bông kem khi còn lạnh.

Thời gian bảo quản kem còn tùy thuộc vào nhiệt độ, có thể bảo quản kem trong 3 tháng hoặc hơn.Khi sử dụng không hết bạn nên kẹp miệng túi kem cẩn thận rồi cất vào ngăn đá, cách tốt nhất bạn nên cho phần kem còn lại vào chai nước suối để bảo quản được.

Lưu ý phần kem tươi không dùng hết có thể bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong khoảng 1 tuần hoặc 10 ngày trong điều kiện vô trùng và không bảo quản cùng với những loại thực phẩm khác, nhất là những thực phẩm có mùi nặng như: hành tây, tỏi, bắp cải, thịt, cá vì những thực phẩm này sẽ làm kem bị ảm mùi.

Khi bảo quản kem trong ngăn đá tủ lạnh thì phần kem tươi sẽ đông lại và sẽ tách nước sau khoảng thời gian lâu. Phần kem này có thể dùng để chế biến các món ăn hoặc dùng làm kem tươi. Còn nếu như bạn muốn tái sử dụng để thực hiện đánh bông phần kem này thì để vào âu kim loại rồi đặt âu lên miệng nồi nước đang sôi nhẹ. Quấy đều cho phần kem lỏng ra thì có thể dùng để lạnh và đánh bông như ban đầu. Tuy nhiên phần kem tái sử dụng này sẽ gặp khá nhiều rủi ro trong quá trình làm lỏng trở lại.

Cách chữa khi kem topping bị tách nước

Nếu như kem tươi đã bị tách nước thì quá trình sử dụng sẽ gặp khá nhiều rắc rối và có thể khả năng rất cao bạn không thể sử dụng được phần kem này nữa. Tuy nhiên để chúng có thể vẫn sử dụng được thì thực hiện mẹo sau đây: Cho thêm vào âu kem một chút kem tươi ở dạng lỏng rồi trộn cho đều nhẹ cho tới khi thấy phần kem mịn mượt trở lại. Tuy nhiên với mẹo nhỏ này bạn chỉ có thể sử dụng khi trạng thái kem chưa hoàn toàn bị tách nước, hoặc có tách nước nhưng chỉ ở trạng thái nhẹ, phần kem chưa bị lổn nhổn hoặc chưa chuyển vàng, tách béo.

Cách chữa khi kem topping bị tách nước

Nếu như phần kem đã tách nước quá nhiều thì phần chất béo tách riêng thành những lợn cợn lổn nhổn và chuyển sang màu vàng nhạt thì khả năng phần kem không còn được sử dụng sẽ cao hơn.
Do vậy mà trong quá trình đánh kem bạn nên chú trọng về kỹ thuật đánh kem đúng nhất để có thể sử dụng được lượng kem đã đánh, không để bị phí phạm. Nếu mới bắt đầu học đánh kem bạn hãy thử với một chút kem trước để quen với cách đánh bông kem nhé.

Cách phân biệt nhanh giữa Topping cream và Whipping cream

 Tiêu chí         Topping Cream              Whipping Cream
Đặc điểm – Độ ngọt vừa phải

– Màu trắng tinh

– Chịu nhiệt tốt

– Độ ngọt vừa phải.

– Màu trắng ngà

– Khả năng nhuộm với màu thực phẩm khá tốt.

Ưu điểm – Khi làm kem trang trí bánh, kem đứng và ít bị chảy.

 

– Không chưa đường nên có thể thoải mái điều chỉnh lượng đường.
Nhược điểm – Không có độ ngậy – Chịu nhiệt kém, tan chảy nhanh hơn vo với Topping cream.

Cách làm và sử dụng Topping cream

Topping cream là loại kem tươi thực vật có nhiều ứng dụng tuyệt vời nên bày bán khá nhiều. Bạn có thể tìm mua sản phẩm này tại các siêu thị, cửa hàng chuyên về đồ dùng làm bánh với mức giá không quá cao.Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo an toàn về thành phần nguyên liệu, bạn cũng có thể làm Topping cream ở nhà mình với cách thực hiện rất đơn giản. Quá trình này không những thực hiện nhanh mà còn giúp tiết kiệm chi phí và đảm bảo cho sức khỏe.

Cách làm Topping cream tại nhà

Để làm Topping cream tại nhà, bạn cần chuẩn bị âu sạc, máy đánh trứng và lượng kem cần trang trí. Vì Topping cream khi đánh bông sẽ tăng thể tích lên gấp 3- 4 lần so với ban đầu nên bạn cần chuẩn bị lượng kem sao cho phù hợp nhất.

Bước 1: Cho phần kem tươi đã chuẩn bị vào một chiếc âu sạch, lớn và rộng để đảm bảo khi Topping cream đánh lên sẽ chứa được đầy đủ. Cho âu ngăn đông tủ lạnh để phần kem này đông đá lên khoảng 50% lượng kem trong âu.

Bước 2: Khi 1/2 phần kem trong âu đã đông đá, bạn lấy ra ngoài và dùng máy đánh trứng để đánh bôn kem. Căn chỉnh tốc độ nhỏ trong khoảng 30 giây và từ từ chỉnh dần lên mức lớn hơn để đánh kem. Khi đánh kem, bạn nên đánh từ tâm âu ra thành âu theo vòng tròn đều và thực hiện ngược lại từ ngoài vào trong.

Xem thêm: Cách Bảo Quản Rau Sống Qua Đêm

Bước 3: Nếu để ý bạn sẽ thấy, khi đánh bông kem thì 3 – 5 phút kem sẽ đông đặc lại. Tuy nhiên, để Topping cream đông lên, bạn nên nhấc que đánh kem lên để thấy có bọt nhọn rủ xuống là được. Không nên đánh quá tay sẽ làm cho kem bị rỗ và có thể tách nước không còn sử dụng được. Những lưu ý khi đánh kem Topping cream ​- Kem Topping cream nên đánh trong điều kiện nhiệt độ lạnh nên khi thực hiện, bạn đặt một chậu nước đá dưới đáy âu để kem có chất lượng tốt nhất. – Nên đặt máy đánh trứng vuông góc với đâu để khi đánh kem sẽ không chạm vào thành âu gây nên tiếng kêu hơn. Đồng thời tránh việc chạm que đánh trứng vào thành âu hoặc đáy âu vì có thể gây bào mòn kim loại gây độc hại.

Xem thêm: Cách Bảo Quản Áo Dài Thuyết Minh Về Chiếc Áo Dài Việt Nam Hay Nhất

Trên đây là những thông tin đầy đủ về Topping cream là gì? Cách bảo quản topping base và sử dụng Topping cream mà những ai yêu thích làm bánh nên nẵm rõ. Hy vọng với những thông tin này, công việc làm bánh sẽ trở nên tiện lợi và đơn giản hơn rất nhiều để bạn có được những chiếc bánh thật đẹp và ưng ý.

See more articles in category: Cách bảo quản

Sale off: