Tôm nấu chín thường sẽ giữ được tốt trong 3 đến 4 ngày trong tủ lạnh và 4 tháng trong tủ đông.
Tôm sống kéo dài bao lâu? Được bảo quản đúng cách, nó sẽ duy trì chất lượng tốt nhất trong khoảng 3 đến 6 tháng, nhưng sẽ vẫn an toàn sau thời gian đó.
Tôm sống có thể để được bao lâu ở nhiệt độ phòng? Vi khuẩn phát triển nhanh chóng ở nhiệt độ từ 40 ° F đến 140 ° F; tôm nên được loại bỏ nếu để ngoài hơn 2 giờ ở nhiệt độ phòng.
Trong trường hợp bạn đã mang tôm đi luộc và ăn không hết. Bạn hãy cho tất cả tôm đã luộc vào túi nilon hoặc hộp nhựa đậy kín nắp. Sau đó cho vào ngăn đông tủ lạnh. Khi sử dụng bạn cho tôm ra giã đông, làm nóng tôm là có thể sử dụng được rồi.
Với cách bảo quản tôm đã luộc này, tôm có thể sử dụng được trong một thời gian khá dài. vẫn đảm bảo được giá trị dinh dưỡng cao. Nhưng xét về độ tươi ngon thì vẫn không thể bằng cách bảo quản tươi sống được.
Cách bảo quản tôm được tươi ngon nhất là sau khi mua về, bạn làm sạch sẽ, lấy chỉ tôm trên lưng, cắt đầu, bóc vỏ và cho vào túi nilon hoặc hộp kín đậy kín. Sau đó, bạn cho vào ngăn đông tủ lạnh.
Phân loại tôm thành tôm tươi, thịt tôm tươi, tôm khô với các cách bảo quản khác nhau. Chúng ta thực hiện công đoạn cách bảo quản tôm tươi trong tủ lạnh như sau:
– Bạn nên bỏ tôm trong các ngăn đá trong tủ lạnh. Khi đông đá thịt tôm sẽ không bị các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất.
– Khi đông đá thịt tôm sẽ không bị các loại vi khuẩn tấn công gây biến chất, tuy nhiên đối với thịt tôm tươi bạn không nên bảo quản quá lâu (dưới 30 ngày) vì để lâu sẽ làm mất đi giá trị dinh dưỡng có bên trong thịt tôm.
– Khi chuẩn bị chế biến thì cho xuống ngăn mát trước 4 tiếng để rã đông.
– Khi mua tôm về có thể làm sạch, ướp sẵn gia vị rồi cho tôm vào hộp cất trong ngăn đá tủ lạnh.
-Khi chuẩn bị chế biến thì cho xuống ngăn mát trước 4 tiếng để rã đông.
Bước 1 Cho tôm vào hộp nhựa có nắp đậy.
Bước 2 Thêm 1 muỗng cà phê muối vào, đậy nắp rồi lắc cho tôm thấm đều.
Bước 3 Đặt hộp tôm vào ngăn đá.
Tôm sau khi bảo quản vẫn giữ được màu sắc tươi, đầu và thân tôm vẫn giữ được độ mềm. Với cách này thì tôm có thể bảo quản được khoảng 2 tuần. Tuy nhiên nếu cấp đông quá lâu thì tôm sẽ thấm muối và ảnh hưởng đến độ ngọt của tôm.
Rửa sạch tôm, lột phần vỏ bỏ phần đầu, chỉ giữ lại phần nõn tôm để bảo quản trong tủ lạnh được lâu hơn.
Cho tôm vào giấy bạc bọc kín sẽ giúp bạn bảo quản tôm trong khoảng 1 tháng. Tuy nhiên khi thực hiện bảo quản nõn tôm tươi bạn cần lưu ý tôm phải ráo hết nước trước khi bọc trong giấy bạc.
Còn nếu bạn mang tôm đi xa, cách bảo quản tôm tươi đi xa tốt nhất là cho vào thùng xốp, cho đá lạnh vào và dán kín để mang đi.
Ngăn mát tủ lạnh: 1 – 3 tuần. Cho tôm vào hũ đậy kín, hoặc cho vào túi ni lông, giấy báo gói lại
Ngăn đông/ tủ đông: 6 – 12 tháng. Cho tôm vào hũ đậy kín, hoặc cho vào túi ni lông, giấy báo gói lại hoặc ép chân không.
Nhiệt độ thường : 2 – 4 tháng. Cho vào hũ, hộp để ở nơi khô ráo, thoáng mát
Việc bảo quản tôm khô dễ hơn rất nhiều so với bảo quản tôm tươi, các sản phẩm tôm khô đã được sơ chế sẵn sẽ không bị các loại vi khuẩn khác tấn công.
Tuy nhiên cần lưu ý nếu như để tôm khô tiếp xúc với độ ẩm sẽ làm cho các bào tử nấm có thể sinh sôi trên tôm và chúng sẽ làm cho tôm xuất hiện những mảng màu trắng đục (điều này sẽ ảnh hưởng và làm biến chất tôm và khả năng gây ngộ độc khá cao).
Do vậy cần chú ý việc bảo quản tôm tươi ở nơi thoáng mát, tránh gió và hơi nước để giữ cho tôm khô ngon nhất. Nếu muốn bảo quản trong tủ lạnh bạn nên sử dụng túi hoặc hộp kín để bảo quản tốt nhất.
Lựa chọn được loại tôm tươi ngon không quá khó, chỉ cần có một chút bí quyết nhỏ là bạn có thể mua được loại tôm ngon. Khi chọn mua tôm, bạn chú ý những điểm sau:
Khi chọn tôm bạn nên chọn những loại tôm tươi với vỏ ngoài trong suốt còn hơi mùi của nước biển chứ không tanh, không mua những loại tôm có mảng màu tối hay có màu sắc không đồng nhất.
Nếu nhấc tôm lên xem mà thấy tôm có hiện tượng chảy nhớt, thân hình đã uốn cong thành hình tròn không còn thẳng như bình thường. Nhấn ngón tay nhẹ và di chuyển trên vỏ tôm thấy cộm như có sạn trong vỏ hoặc tôm đã chảy nhớt thì không nên mua.
Tôm tươi thường có phần đuôi xếp lại với nhau. Nếu đuôi tôm bị xòe ra thì tôm đã bị bơm hóa chất hoặc tiêm nước làm cho tôm mập mạp.
Tôm tươi và không bị bơm hóa chất có phần thân hơi cong, căng thịt nhưng không mập mạp bất thường, các khớp vỏ không bị rời rạc, đầu tôm và thân tôm dính chặt với nhau. Như vậy, trước khi thực hiệncách bảo quản tôm trong tủ lạnh các bạn nên chọn những con tôm tươi và không có bơm tiêm hóa chất.
Tôm tươi thường có phần chân gắn chặt vào thân, do vậy nếu thấy chân tôm đã chuyển sang màu đen thì bạn không nên mua nữa. Hoặc thấy chân tôm không còn bám chặt vào phần thân thì tuyệt đối không mua vì tôm khi này không còn tươi.
Sau khi đã biết cách chọn tôm tươi ngon bạn nên thực hiện bảo quản phần tôm tươi sống chưa sử dụng đến, cách tốt nhất là bảo quản chúng trong tủ lạnh. Khi thực hiện bảo quản phần tôm tươi sống này bạn cần thực hiện các công đoạn bảo quản thật tốt mới giữ được độ tươi ngon cũng như không làm ảnh hưởng đến dinh dưỡng có trong tôm.
Dưới đây là bảng thời gian cho từng loại thực phẩm đã nấu chín được bảo quản trong tủ lạnh đảm bảo an toàn mà bạn cần tham khảo để biết cách sử dụng.
Nhiều người bận rộn thường làm các món ăn để tủ lạnh ăn dần để tiết kiệm thời gian. Khi ăn chỉ cần hâm nóng hoặc quay bằng lò vi sóng là có thể dùng được.
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng tủ lạnh vẫn tồn tại vô số các loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe, những loại vi khuẩn sống được ở môi trường lạnh này có thể xâm nhập vào thức ăn, làm biến chất thực phẩm. Kể cả khi bạn đã đun sôi, nấu kỹ thì chúng vẫn có thể gây hại.
Vậy, thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu thì dùng được? Dưới đây chúng tôi sẽ phân loại từng loại thực phẩm hoặcnhững món ăn để được lâu trong tủ lạnh giúp bạn dễ dàng bảo quản và biết cách sử dụng đúng đắn.
Việc dùng tủ lạnh để dự trữ thực phẩm rất tiện lợi. Nếu bạn bận rộn và muốn chế biến một loạt thức ăn và muốnbảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh.
Trước hết, bạn hãy sưu tầm và làm đồ ăn dự trữ được lâu mà vẫn không làm ảnh hưởng đến hương vị hoặc biến chất trước đã. Bởi không phải ai cũng biết thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu nếu không chọn lựa đúng cách.
Các món ăn để được lâu khi đã nấu chín:
Trứng luộc: Trứng luộc để được bao lâu nếu bảo quản trong tủ lạnh?
Một tin vui cho những ai “lười nấu ăn” và yêu thích món trứng luộc nhé. Bởi trứng luộc chín nhưng chưa bóc vỏ có thể để trong tủ lạnh 2- 3 tuần. Bạn chỉ cần luộc chín kỹ, để ráo nước là có thể yên tâm bảo quản nó trong ngăn mát rồi. Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh với món trứng luộc là điều dễ dàng nhất để bạn có món ăn nhanh cực tiện dụng đấy.
Thịt nấu đông: Thịt nấu đông để được bao lâu mà không bị hỏng?
Nếu bạn thích các món thịt hầm nấu đông như chân giò nấu đông, thịt gà, ngan nấu đông, bắp bò nấu đông,… và muốn nấu “một thể” và dữ trữ ăn dần trong ngăn mát tủ lạnh thì đây là điều tuyệt vời đấy. Bởi các món nấu đông được xem là những món ăn để được lâu ngày nhất trong tủ lạnh. Bạn có thể thoải mái bảo quản từ 8-10 ngày thậm chí là nhiều hơn nếu đậy nắp kín để ăn dần.
Các loại ruốc: Bạn chẳng cần lo thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu với món ruốc này.
Bởi kể cả khi bạn đã làm ruốc khô, bạn cũng không cần để chúng trong tủ lạnh mà vẫn ăn được lâu dài. Đây là top 1 món ăn để được lâu mà nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh vẫn là lựa chọn số 1 cho các loại ruốc vì bạn có thể để được vài tháng đấy. Đặc biệt ruốc được làm rất đa dạng như ruốc cá hồi, ruốc thịt lợn, ruốc tôm, ruốc gà,…
Cá kho: Cá kho để tủ lạnh được bao lâu?
Món cá kho để được khoảng 1-2 ngày đối với các loại cá khô. Với cá tươi, bạn nên ăn ngay để tránh mùi tủ lạnh và đặc biệt là bị hỏng.Thịt kho: Thị kho cũng giống như cá kho, tuy nhiên, món thịt kho sẽ không có nhiều mùi khó chịu như ở cá nên bạn có thể để được 2-3 ngàynếu biết bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh cẩn thận.
Đồ ăn nhanh: giò, chả, nem rán, xúc xích, thịt hun khói để được bao lâu trong tủ lạnh?
Nếu bạn đã bóc túi và sử dụng nhưng vẫn còn thừa, những đồ ăn đã qua chế biến này thường để được khoảng 4-6 ngày là an toàn.
Và nhiều những món ăn để được lâu khác nữa để được trong tủ lạnh từ 3-4 ngày trở nên.
Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu với các món ăn được nấu thông thường xào, luộc như thịt bò, gà, heo? Nếu đã nấu chín bạn chỉ nên để từ 1- 2 ngày.
– Các loại thịt muối như chân gà muối, gân bò, nem chua có thể để được 3 – 5 ngày.
– Các loại thịt rang, chiên giòn, thịt quay để tủ lạnh được 7 ngày.
– Các loại sữa tươi, sữa đã mở nắp hộp để nên để tủ lạnh 1 ngày, quá 24 giờ bạn nên bỏ chúng đi để không làm hại đến sức khỏe.
– Các loại phô mai, bơ, bánh mì, bánh ngọt, cháo trắng nếu đã mở hộp, mở bao bì và dùng dở, bạn chỉ nên để 1-2 ngày.
Dù những sản phẩm này có thể không hỏng, không có mùi nhưng nó không đảm bảo chất lượng và hương vị nữa. Bạn cũng có thể căn cứ vào hạn sử dụng hoặc hướng dẫn sử dụng trên bao bì để xem hưỡng dẫn cụ thể xem nên bảo quản thức ăn này trong tủ lạnh bao lâu là an toàn.
Không phải ai cũng biết cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh mặc dù đã dùng tủ lạnh lâu năm. Bởi họ thường mặc định rằng ở môi trường lạnh vi khuẩn sẽ không thể sống được và thoải mái “nhét” đồ ăn trong tủ mà chẳng mảy may nghĩ rằng thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu thì an toàn, nên bảo quản thức ăn như thế nào là đúng.
Hãy chăm sóc thật tốt sức khỏe của bạn và gia đình của mình với những bí kíp bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh sau đây.
Xem thêm: 80% Khách Hàng Chưa Biết Bảo Quản Thịt Heo Đã Ướp Đúng Cách Bảo Quản Thịt Nướng
Tủ lạnh là nơi dự trữ thực phẩm nhưng không phải cứ “chất đống” đồ ăn là xong. Trước hết, bạn cần sắp xếp tủ lạnh một cách khoa học bằng cách phân loại thực phẩm. Muốn bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh an toàn cho sức khỏe. Hãy dành riêng ngăn cho từng loại thức ăn.
Các loại thịt sống, rau xanh nên để riêng, đặc biệt là để ở khay cuối cùng của tủ lạnh. Ưu tiên khay trên cùng của ngăn mát để bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh.
Phân loại thực phẩm là cách bảo quản thức ăn trong tủ lạnh cực kỳ thông minh để vi khuẩn từ các thực phẩm tươi sống không thể xâm nhập được vào các thực phẩm đã nấu chín. Bạn cũng nên để riêng các thực phẩm có mùi đặc trưng riêng như mít, sầu riêng ra 1 ngăn để không bị lẫn mùi vào các món ăn khác.
Với những món ăn có thể để lâu khi đã nấu chín. Bạn cần bọc thực phẩm bằng giấy nilong dành riêng cho việc bọc thực phẩm. Hoặc để thức ăn trong túi zip, hút chân không đặc biệt là cho vào các hộp đựng thực phẩm nếu cần.
Việc bọc thực phẩm, hút chân không hoặc đựng trong hộp vừa giúp vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào thức ăn của bạn. Vừa là cách để mùi thức ăn không ám vào những thực phẩm khác và không gây mùi ở tủ lạnh. Cách bảo quản thức ăn này tuy không mới mẻ nhưng nhiều người vẫn chưa nghiêm túc thực hiện.
Thịt để ngăn đá được khá lâu, từ 2-3 tuần, thậm chí là hơn như thế. Tuy nhiên, nếu bạn đã bỏ ra khỏi ngăn đá để rã đông. Bạn nên nấu ngay để đảm bảo thịt còn tươi. Không nên rã đông quá lâu hoặc lưu lại tủ lạnh nếu chưa nấu đến.
Có nhiều cách bảo quản thịt heo, cá, thịt bò, thịt gà trong tủ lạnh. Chủ yếu là để trên ngăn đá. Bí kíp tốt nhất để bảo quản thịt, cá sống trong tủ lạnh và tiện dụng là bạn chia nhỏ các thực phẩm này theo lượng vừa đủ với mỗi bữa ăn để rã đông từng phần vừa đủ. Tránh để miếng thịt quá lớn dẫn đến ăn 1 bữa không hết, vừa mất công rã đông, vừa khiến thịt không tươi ngon và làm vi khuẩn phát sinh nhiều hơn.
Khi bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh cần lưu ý, để thức ăn nguội hoàn toàn trước khi đóng hộp hoặc bọc nilong cho vào tủ lạnh. Bởi nếu thức ăn còn nóng khi cho vào ngăn mát dễ dẫn đến biến chất, nhanh hỏng thức ăn hơn và ảnh hưởng đến hương vị. Hơn nữa thức ăn bốc hơi và ngưng đọng dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở.
Thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu thì nên bỏ? Việc thời gian bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh còn tùy thuộc vào loại thực phẩm ấy. Tốt nhất bạn nên thường xuyên kiểm tra tủ lạnh. Bởi các loại rau xanh, củ quả rất dễ hỏng khi để lâu. Nếu thức ăn chín là các loại rau xanh, bạn chỉ nên để vài tiếng trước khi ăn. Không nên để qua đêm hoặc để quá 12 giờ đồng hồ. Bởi việc biến chất sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn.Với các loại thực phẩm được bảo quản trên ngăn đá, bạn cũng không nên để quá lâu, nó sẽ làm giảm độ tươi ngon và chất lượng của thực phẩm.
Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Bàn Ủi Hơi Nước Cầm Tay Nhật Bản, Bảo Quản Bàn Ủi Hơi Nước
Nhiệt độ của tủ lạnh quá cao hoặc quá thấp đều không tốt.
Vi khuẩn có thể tồn tại ở mức nhiệt độ từ 4 độ C trở lên. Nhưng điều đó không phải là cứ để nhiệt độ xuống càng thấp càng tốt. Vì thực tế, tủ lạnh chỉ có tác dụng ức chế vi khuẩn phát triển, chứ không tiêu diệt vi khuẩn.
Vậy, điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh bao nhiêu là hợp lý?
Để bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh được tốt, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh từ 1,7 đến -5 độ C với ngăn mát và 18 độ C với ngăn đá. Đây là mức nhiệt tốt nhất để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh. Nhiệt độ này tương đương với số 2 hoặc số 3 của núm vặn.
Bảo quản thức ăn đã nấu chín trong tủ lạnh tưởng chừng đơn giản nhưng đâu phải ai cũng nắm rõ thức ăn chín để trong tủ lạnh được bao lâu đảm bảo chất lượng và sự an toàn. Mong rằng, từ những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ giúp bạn biết cách bảo quản tôm đã luộc trong tủ lạnh và biết được khi nào cần loại bỏ chúng khỏi tủ lạnh của mình.