Cách Bảo Quản Sữa Mẹ Webtretho, Cách Vắt Và Bảo Quản Sữa Mẹ

Khi bé bú không hết thì sữa mẹ có thể bảo quản được bao lâu, ở nhiệt độ thường hay tủ lạnh, mọi thứ sẽ được hướng dẫn trong bài viết này

*

Sữa mẹ luôn là nguồn dưỡng chất quan trọng nhất mà không có loại thực phẩm nào thay thế được trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Chính vì thế mà nhiều mẹ tìm cách trữ sữa cho con dùng dần trong khoảng thời gian bận rộn để phục vụ nhu cầu phát triển của con. Lúc này nhiều mẹ sẽ đặt ra câu hỏi như sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu, bảo quản sữa mẹ thế nào… Sau đây là những thông tin mẹ cần lưu ý:

Sữa mẹ vắt ra ngoài để được bao lâu?

Thông thường mẹ cho con bú xong, để kích sữa và nhanh tái tạo lượng sữa mới thì các mẹ thường dùng máy hoặc tay vắt kiệt sữa ở 2 bên ngực, điều này đặc biệt có lợi cho các mẹ có bú chỉ thích bú 1 bên ngực, hoặc bú cả 2 bên nhưng thời gian không đều nhau trong 1 cữ bú.

Đang xem: Cách bảo quản sữa mẹ webtretho

*

Cần đánh dấu nếu sữa mẹ trữ ngăn lạnh

Ở nhiệt độ phòng sữa rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, vậy nên sữa mẹ vắt ra để ngoài được bao nhiêu tiếngphụ thuộc vào những yếu tố sau:

– Nếu nhiệt độ dưới 26 độ C: Sữa mẹ có thể bảo quản được trong vòng 1 – 2 giờ đồng hồ.

– Nếu nhiệt độ trên 26 độ C hoặc trong phòng điều hòa: Thời gian bảo quản tối đa là 4 tiếng.

Để ngoài trong trường hợp mẹ có thể chắc chắn rằng con sẽ tiếp tục bú trong vòng tối đa là 4 tiếng sau đó. Cách bảo quản bằng tủ lạnh thì được khuyến khích hơn.

Cách trữ sữa dài hạn trong tủ lạnh

Sữa mẹ bảo quản trong tủ lạnh đúng cách vẫn giữ được giá trị dinh dưỡng. Tuy vậy nhiều mẹ sẽ thắc mắc là trong môi trường này thì sữa mẹ để được bao lâu.Cụ thể như sau:

– Đối với ngăn mát tủ lạnh: Tối đa 2 ngày.

– Đối với ngăn đá tủ lạnh:

Loại 1 cánh cửa: Sử dụng trong vòng 2 tuần.

Loại 2 cánh cửa (ngăn mát và ngăn đá riêng): Tối đa 4 tháng.

Loại trữ đông chuyên dụng: Mẹ có thể bảo quản tối đa 6 tháng.

*

Có rất nhiều loại túi, bình với các kích cỡ khác nhau thuận lợi cho việc trữ sữa

Chú ý, khi bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh không nên đặt ở cánh cửa tủ (nhiệt độ ở đây không ổn định). Mẹ hãy đặt sâu bên trong và nhớ đánh số để theo dõi hạn sử dụng.Sữa trữ đông cần ghi chú rõ thời gian vắt sữa. Chú ý thời hạn sữa mẹ vắt ra để được bao lâu? Làm theo nguyên tắc First In first Out. Cho bé dùng sữa vắt ra lâu nhất còn thời hạn.

Xem thêm: Cách Bảo Quản Tai Nghe Iphone, Tips Bảo Quản Tai Nghe Iphone Đúng Cách

Đối với sữa trong ngăn mát đem ra ngoài, mẹ cần để nhiệt độ tăng lên,hoặc bỏ vào dụng cụ hâm sữa mới cho con bú. Nên chọn kích cỡ phù hợp để trữ sữa cho con vì có khi lượng sữa dư chỉ còn lại khoảng 20-30ml, nhưng có khi lại dư đến 150ml. Nếu có điều kiện thì nên để riêng ra.

Đối với sữa trong ngăn đá tủ lạnh, chuyên gia khuyến cáo là không nên đem thẳng từ tủ đông ra ngoài rồi hâm nóng. Cách tốt nhất là trước đó 24 giờ, mẹ nên chuyển sữa từ ngăn đá xuống ngăn mát, đợi rã đông hoàn toàn rồi mới đem ra ngoài. Nhiều mẹ do phải đi làm nên từ nhỏ đã sớm tập cho con thói quen uống sữa lạnh từ ngăn mát đem ra ngoài, không phải hâm đi hâm lại.

Hâm sữa mẹ như thế nào mới đúng?

Sau khi đã bảo quản, sữa mẹ cần được rã đông và làm ấm ở nhiệt độ 40 độ C.Tuy nhiên,không ít mẹ lầm tưởng chính là cứ duy trì ở nhiệt độ 40 độ thì sẽ không sao.Thực tế không phải như vậy, mẹ chỉ có thể cho bésử dụn gsữa ủ 40 độ Ctrong vòng 1 giờ đồng hồ. Nếu quá hạn mẹ nên bỏ sữa này đi, không nên tiếp tục cho bé bú hoặc cho vào tủ lạnh để bảo quản.

*

Hâm sữa mẹ khi đi ra ngoài không cần máy hâm

Nếu đi ra ngoài không có máy hâm sữa thì mẹ cũng đừng lo, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại túi trữ sữa cảm ứng nhiệt, nếu đặt trong ngưỡng quá mức cho phép, có thể làm thay đổi chất lượng sữa thì túi sẽ tự động chuyển màu, giúp mẹ cân đo được nhiệt độ phù hợp nhất.

Có nên đun sôi sữa mẹ hay không?

Đun sôi sữa mẹ haysữa bộtđều là việc không nên. Lý do bởi điều này sẽ làm bay hơi các vitamin và đánh mất nhiều dưỡng chất. Ở nhiệt độ trên 70 độ C cũng đã khiến sữa mẹ không còn giữ được giá trị dinh dưỡng.

*

Túi trữ sữa cảm ứng nhiệt sẽ đổi màu khi nhiệt độ hâm sữa không phù hợp, tiện lợi khi mẹ và bé ra ngoài

Cách nhận biết sữa mẹ hỏng

– Mùi hôi: Sữa thông thường có mùi đậm, nếu mẹ phát hiện mùi hôi, chất lượng sữa mẹ lúc này chắc chắn không còn đảm bảo;

– Váng sữa không tan: Thông thường, sữa mẹ có nhiều chất béo nên rất dễ xuất hiện váng sau thời gian bảo quản. Khi mẹ lắc nhẹ bình sữa mà thấy váng tan dần thì chất lượng sữa vẫn tốt. Ngược lại, váng vẫn xuất hiện trên bề mặt thì có nghĩa lúc này sữa mẹ đã bị hỏng.

– Vị lạ: Đôi khi mắt thường là không đủ để phát hiện sữa đã hỏng hay chưa. Để an tâm, mẹ có thể nhỏ một vài giọt ra cổ tay và nếm thử. Nếu phát hiện vị lạ, mẹ cũng không cho bé tiếp tục sử dụng.

– Bé không chịu bú: Vị giác của bé hết sức nhạy cảm, mùi vị sữa khác thường có thể là nguyên nhân dẫn đến việc bé không bú ngay từ ngụm đầu tiên.

Xem thêm: Sung Muối Để Được Bao Lâu ? Hướng Dẫn Cách Bảo Quản Sung Tươi

Với những thông tin trên, hi vọng sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của mẹ về việc sữa mẹ bé bú còn dư để được bao lâu, cách bảo quản sữa mẹ như thế nào mới chính xác.

See more articles in category: Cách bảo quản

Sale off: