Nước đường bánh trung thu/ bánh nướng (nước đường bánh dẻo) là nguyên liệu quan trọng nhất để làm nên một chiếc bánh trung thu thơm ngon, mềm mại và màu sắc đẹp.
Đang xem: Cách bảo quản nước đường làm bánh trung thu
Bảo quản nước đường làm bánh Trung thu là một trong những bước quan trọng để làm được một mẻ bánh ngon tại nhà. Nước đường bảo quản tốt không chỉ giúp bánh ngon hơn mà còn tăng thời gian bảo quản bánh nữa đấy. Nếu bạn có ý định tự tay làm bánh trung thu để tặng người thân, bạn bè thì hãy cùng anthienphat.com bắt đầu nấu nước đường bánh nướng ngay kẻo muộn nhé!
Nước đường bánh nướng (hoặc bánh dẻo) là nguyên liệu quan trọng và đầu tiên cần có khi làm bánh trung thu. Nó đóng vai trò làm cho vỏ bánh mềm thơm, ẩm, đậm màu và thời gian bảo quản bánh cũng phụ thuốc vào chất liệu của loại nước đường này.
Tính chất của nước đường bánh nướng là càng để lâu càng trở nên đậm màu và càng ngon hơn, có thể bảo quản từ 2 đến 3 năm. Thời gian để bạn có thể sử dụng nước đường là khoảng 3 tháng sau ngày nấu. Có nhiều trường hợp không kịp chuẩn bị kịp, nhiều chị em cũng đã sử dụng nước đường sau 10 đến 15 ngày. Mùi vị vẫn ổn nhưng màu sắc sẽ không đậm bằng nước đường để lâu.
Nấu nước đường bánh nướng không hề khó, chỉ cần bạn canh được độ sôi và đạt của nước đường là được. Nguyên liệu để nấu nước đường bánh nướng dễ tìm, đơn giản chỉ là đường, chanh hoặc thơm, mạch nha và nước tro tàu (không bắt buộc).
Đối với bánh Trung Thu nướng: Để nước đường bánh Trung Thu ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và có thể sử dụng sau 14 ngày. Nếu bạn bảo quản đúng cách có thể sử dụng được hàng năm, nước đường để càng lâu thì có hương vị càng ngon.
Đối với bánh Trung Thu dẻo: Làm sạch chai, lọ và lau thật khô, sau đó cho nước đường vào và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, sử dụng trong vòng 1 tuần.
Nước đường là nguyên liệu quyết định đến chất lượng bánh. Nước đường đạt yêu cầu sẽ giữ bánh ngon, lên màu đẹp và bảo quản được lâu hơn. Bởi vậy khi làm bánh, chúng ta cần có nước đường tốt nhất.
Để làm nước đường, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu như:
Mỗi nồi nước đường có lượng nguyên liệu khác nhau sẽ có thời gian nấu khác nhau, trung bình sau khoảng 40 – 45 phút kể từ khi bắc bếp là bạn đã có thể thử nước đường xem có đạt chuẩn chưa bằng những cách sau đây:
Cách 1: Bạn chuẩn bị một chiếc đĩa phẳng, múc một ít nước đường rồi để muỗng sát gần mặt đĩa cho nước đường nhỏ xuống một vài giọt. Nếu nước đường lập tức lan rộng ra hoặc cô đặc lại và cứng đều không đạt, chứng tỏ nước đường chưa nấu đủ lâu hoặc đã nấu quá nhiều.
Nước đường hơi lan rộng ra xung quanh trong vài giây đầu tiên sau đó giữ nguyên được dạng tròn, không tiếp tục lan ra nữa là đạt.
Cách 2: Bạn cân trọng lượng của chiếc nồi rỗng trước khi nấu nước đường. Sau khi nấu, bạn cân cả nồi nước đường rồi trừ đi trọng lượng của chiếc nồi để biết trọng lượng của riêng phần nước đường. Nếu từ 1kg đường và 600ml nước ban đầu ra được khoảng 1.2kg nước đường là đạt chuẩn.
Cách 3: Múc một ít nước đường, nhỏ vài giọt vào trong chén nước nhỏ. Nếu nước đường lập tức hòa tan hoặc gom cứng lại thành viên tròn là chưa đạt. Nước đường rơi xuống đáy chén và lan ra tạo thành quầng hình tròn là đạt chuẩn.
Sau khi thử, nếu bạn thấy nước đường quá loãng thì tiếp tục nấu, còn nếu nước đường quá đặc thì cho thêm nước vào nồi để nấu tiếp.
Không bật lửa quá to sẽ khiến nước bốc hơi nhanh, khó canh và dễ khiến nước đường lại bị đặc. Sau khi nấu tiếp tục thử cho đến khi nước đường đạt.
Yêu cầu thành phẩm nước đường bánh trung thu
1. Đường (đường trắng, đường vàng, đường nâu,…)
Đường đương nhiên là nguyên liệu chính cần phải có. Bạn có thể sử dụng đường trắng, đường vàng, đường nâu hoặc kết hợp những loại đường này với nhau để nước đường có màu đẹp hơn. Nên dùng đường tinh luyện để hạn chế bọt bẩn trong quá trình nấu. Lời khuyên dành cho bạn là không nên dùng đường thốt nốt vì mùi đường rất hăng, làm ảnh hưởng đến mùi vị bánh.
Nếu thời gian bạn không đủ để cho đường sậm màu thì hãy nên dùng đường vàng hoặc đường nấu để nước đường có màu đậm và bánh đẹp mắt hơn.
2. Chanh hoặc thơm (dứa)
Đây là hai nguyên liệu giúp khắc phục hiện tượng lại đường (đường kết tinh lại thành những hạt li ti khi nước đường nguội lại). Chanh hoặc thơm cũng giúp cho nước đường cói mùi rất thơm, vỏ bánh làm ra cũng sẽ có mùi thơm hơn. Chanh và thơm là hai nguyên liệu thông dụng nhất, tuy nhiên cũng có nhiều kinh nghiệm chia sẽ nấu nước đường bánh nướng từ cam vàng, tắc (hạnh),…Nếu sử dụng chanh, nên dùng chanh vàng để tránh có vị đắng.
3. Nước tro tàu (nguyên liệu không bắt buộc)
Nước tro tàu có tác dụng làm mềm nước đường và làm mếm vỏ bánh, làm nước đường đậm màu hơn. Có 2 loại nước tro tàu là tự nhiên (nấu bằng tro) và công nghiệp. Tuy nhiên vì một số thông tin về sức khỏe, nhiều người đã không sử dụng nguyên liệu này nữa. Nước đường bánh nướng không có tro tàu cũng không làm ảnh hưởng đến chất lượng bánh.
4. Mạch nha (nguyên liệu không bắt buộc)
Mạch nha đóng vai trò làm mềm và sánh nước đường. Nếu sử dụng mạch nha, bạn nên mua mạch nha dạng sệt, trong suốt. Không nên sử dụng mạch nha càng dạng kẹo vì sẽ gây lại đường.
Mách bạn các mẹo khi nấu nước đường bánh Trung Thu nướng và dẻo đẹp màu bất bại dành cho bạn. Có 2 loại: một loại có màu vàng nâu đậm và một loại màu vàng óng sóng sánh đẹp mắt.
Nước đường bánh nướng Trung Thu màu vàng nâu đậm:
Bước 1: Đun sôi 300ml nước, cho 250gr đường trắng và 250gr đường vàng vào khuấy nhanh tay cho đường tan.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Nước Rau Má Xay Nước Rau Má Đậu Xanh, Cách Làm Nước Đậu Xanh Rau Má
Bước 2: Đun lửa vừa đến khi nước đường sôi thì cho tiếp 30ml nước cốt chanh và vỏ nửa quả chanh (Phần vỏ hướng lên trên).
Nước đường bánh nướng Trung Thu màu vàng óng:
Bước 1: Tương tự như cách làm 1, đun sôi 300ml nước, cho vào 500gr đường trắng, khuấy đến khi đường tan.
Lưu ý: Chỉ khuấy 1 lần khi cho đường vào, vì khuấy nhiều sẽ dễ bị lại đường.
Đun tiếp nước đường ở lửa nhỏ khoảng 30 – 45 phút, đến khi nước đường sánh và chuyển màu cánh gián. Thường xuyên vớt bọt để nước đường trong đẹp. Nên sử dùng chanh vàng để nước đường thơm, vị thanh hơn chanh xanh. Nước đường sau khi nấu xong để nguội hoàn toàn mới cho vào hủ thủy tinh sạch. Sau 1-2 tuần mới sử dụng để làm bánh.
Thông thường, 1 ký đường và 600ml nước bạn có nấu được từ 1,1 đến 1,2kg nước đường bánh nướng là đạt chuẩn.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Lươn Cho Bé Ăn Dặm Không Bị Tanh, Cách Nấu Cháo Lươn Cho Bé Ăn Dặm Không Bị Tanh
Bạn kiểm tra độ đạt của nước đường bằng cách nhỏ thử 1 giọt nước đường vào 1 chiếc đĩa phẳng, trong vài giây đầu tiên rồi ngưng hẳn, giọt nước vẫn giữ được hình tròn. Một cách khác, chuẩn bị một chén nước, nhỏ vào giọt nước đường vào, nếu nước đường lắng xuống, loang nhẹ ra thành hình tròn một chút rồi ngưng, không hòa tan là đã đạt.
Xem và lưu lại cách nấu nước đường bánh nướng làm bánh trung thu homemade ngay nhé!
Đã có một lọ nước đường tuyệt hảo rồi, điều bạn cần làm là tham khảo ngay công thức làm bánh trung thu để tự tay chuẩn bị cho mùa Trung Thu năm nay nhé!
Hãy tự tay chuẩn bị cho gia đình một mùa Trung Thu hoành tráng ngay bây giờ nhé! Chúc các bạn thành công!