Nhót là thức quả được trồng phổ biến ở các tỉnh miền Bắc , chín rộ vào tầm tháng 1 hàng năm. Thứ quả này không những là nguyên liệu chế biến các món ăn ngon, mà còn có tác dụng chữa một số bệnh theo y học cổ truyền. Trước khi ăn quả nhót thì cần dùng 1 miếng vải thô nhám để chà lớp bụi phấn tránh gây đau họng do vẩy nhót bám vào.
Vì nhót có vị chua, chát nên mọi người cần tránh sử dụng khi đang đói. Chỉ nên ăn sau bữa ăn khoảng 30 phút và không ăn quá 5 quả mỗi ngày. Cách sử dụng nhót hiệu quả nhất đó là dùng để nấu canh chua hoặc chế biến cùng các loại thực phẩm khác.Bạn đang xem: Cách bảo quản quả nhót
Cách ăn quả nhót xanh
Nhót xanh được chọn để chế biến chủ yếu là nhót lớn vừa tầm, không quá non cũng không quá già, bên trên lớp phấn mới chỉ hơi trăng trắng, quả cứng vừa phải và chưa mọng nước. Dưới đây là 3 món ngon từ trái nhót xanh
1.Bắp cải cuộn nhót xanh chấm chẩm chéo
Nhót xanh lau sạch vảy, thường được cắt làm đôi sau đó cuộn cùng lá bắp cải sống, rau mùi, lá tỏi ăn kèm với miếng gừng nhỏ rồi chấm vào bát nước chẩm chéo thơm lựng. Từng hương vị xa lạ của bấy nhiêu nguyên liệu quyện vào nhau làm thành một cảm giác lạ lùng lắm mà lại quá đỗi dân giã, quen thuộc.
Đang xem: Cách bảo quản nhót
2.Nhót xanh dầm cay
Nhót được lựa những trái vừa ăn, không già quá để tránh phần bị xơ. Chà sạch lớp phấn, rửa sạch để ráo nước. Ớt tươi thái mỏng hoặc có thể dùng ớt bột hoặc muối tôm tùy theo từng khẩu vị.
Thái nhót thành miếng vừa ăn (bổ đôi theo chiều dọc thường nhìn ngon mắt nhất) có thể ngâm qua nước muối để bớt chat và nhót không bị thâm.
Sau đó, cho nhót, ớt, đường, muối, mì chính vào xóc đều cho tới khi gia vị ngấm đều vào từng miếng nhót rồi thưởng thức.
3.Nhót xanh nấu canh chua
Phi thơm hành, xào cà chua cho mềm, thêm thịt vào đảo cho thấm gia vị, cho nước, nhót vào đun sôi kỹ.
Nếu nấu nhót nguyên quả, đợi nhót mềm rồi dầm nát cho có vị chua vừa ăn, thêm rau thơm là đã hoàn thành món canh thơm ngon.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Ghẹ Đi Đường Xa, Cách Vận Chuyển Và Bảo Quản Ghẹ Sống Đi Đường Xa
Cách ăn nhót chín
1. Nhót chín chấm muối
Dùng một miếng vải chà sạch phấn nhót, rồi chấm muối.
2.Nhót chín ngâm đường
Nhót chín được luộc qua nước sôi, khi luộc cho thêm 1 thìa muối. Sau đó, để nguội rồi bóc vỏ. Nhót sau khi bóc vỏ đem trộn với đường, để đến khi ngấm đường là dùng được ngay. Nếu muốn để lâu thi cho lên bếp nấu lại. Khi nguội bỏ vào lọ thuỷ tinh và cất vào tủ lạnh.
3.Cá kho nhót chín
Cá làm sạch để ráo, ướp với chút muối.
Lót một lớp thịt mỡ dưới đáy, hành khô, gừng thái lát, xếp lên trên, rồi dăm quả nhót chín đã rửa sạch, xếp cá lần lượt lên trên, rồi lại một lớp nhót.
Nêm chút nước mắm, đường, tiêu ớt và hành lá.
Đun sôi nước lã rồi đổ ngập nồi cá. Om nhỏ lửa cho đến khi cá mềm, cạn nước và quả nhót chín mềm nát ra là được. Khi ăn cá, có vị ngọt ngon của thịt ba chỉ, vị thơm lừng của cá và vị chua chát của nhót rất lạ miệng.
Tác dụng chữa bệnh
Theo y học cổ truyền, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chữa lỵ, ỉa chảy
Trị ho, khó thở: có thể dùng quả nhót 6 12g/ngày, dưới dạng thuốc sắc, thuốc hãm, hay thuốc bột. Uống nhiều ngày, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Chữa kiết lỵ mạn tính: Quả nhót chín 7 quả, lá mơ lông 25g, lá khổ sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Sữa Công Thức Pha Sẵn, Sữa Công Thức Pha Xong Để Được Bao Lâu
Bài thuốc chữa tiêu chảy: Quả nhót xanh 10 quả, rễ cây nhót 4g, rễ cây mơ 2g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.