Nấm vốn là loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nấm có nhiều loại khác nhau, có thể nuôi trồng được quanh năm, trung bình trong 100g nấm tươi có chứa từ 25 – 40% hàm lượng protein, 17 – 19 loại acid amin. Nấm tươi còn chứa rất nhiều loại vitamin như: vitamin B1, B6, B12, PP… Tại Việt Nam có rất nhiều loại nấm khác nhau như: nấm hương, nấm rơm, nấm kim châm…. mỗi loại nấm có đặc điểm riêng đồng thời cũng có cách bảo quản riêng. Hãy cùng thienanphat.com tham khảo thông tin về cách bảo quản nấm tươi trong bài viết dưới đây để có thêm kinh nghiệm bạn nhé!
Nấm có chứa hàm lượng siêu cao hai chất chống oxy hóa, ergothioneine và glutathione . Khi các chất chống oxy hóa này có mặt cùng nhau, chúng sẽ hoạt động tích cực để bảo vệ cơ thể khỏi căng thẳng sinh lý gây ra các dấu hiệu lão hóa có thể nhìn thấy (nếp nhăn).
Một số loại thực phẩm giàu polyphenol (bao gồm nấm, cũng như cà phê, ca cao và rượu vang đỏ) có thể bảo vệ chống lại sự suy giảm nhận thức ở người lớn tuổi. Chất chống oxy hóa ergothioneine và glutathione có thể giúp ngăn ngừa bệnh Parkinson và Alzheimer. Bạn nên ăn nấm mỗi ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh thần kinh trong tương lai.
Những người thường xuyên ăn nấm có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm thấp hơn. Một lần nữa, điều này có thể là do ergothioneine, có thể làm giảm nguy cơ stress oxy hóa, do đó làm giảm các triệu chứng trầm cảm, giúp giảm lo lắng. Ăn hai 3/4 chén nấm nấu chín mỗi tuần có thể làm giảm tỷ lệ suy giảm nhận thức nhẹ
Nấm giúp công thức nấu ăn ngon hơn thay vì muối vì chúng có chứa glutamate ribonucleotide. Những hợp chất này góp phần tạo ra vị ngon, umami mà không ảnh hưởng đến huyết áp hoặc nguy cơ bệnh tim của bạn. Cả một chén nấm chỉ có 5 mg natri! Nấm cũng là một chất thay thế tuyệt vời, thỏa mãn cho thịt đỏ trong bất kỳ món ăn nào, loại bỏ calo, chất béo và cholesterol khỏi món ăn.
Nấm được trồng ngoài ánh sáng UV (trái ngược với nấm được trồng trong bóng tối) là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào. Những cây nấm được dán nhãn UVB này đã chuyển đổi một hợp chất gọi là ergosterol trực tiếp thành vitamin D. Điều này có nghĩa là chỉ cần ăn 75g nấm tiếp xúc với tia UVB, bạn đã đáp ứng nhu cầu vitamin D hàng ngày và tăng cường sức khỏe xương của bạn.
Nấm rất giàu vitamin B: riboflavin B2, folate B9, thiamine B1, axit pantothenic B5 và niacin B3. Những điều này giúp cơ thể sử dụng năng lượng từ thực phẩm chúng ta tiêu thụ và sản xuất các tế bào hồng cầu, mang oxy đi khắp cơ thể.
Đầu tiên, dùng miếng vải ẩm để lau sạch bề mặt nấm hương. Xếp nấm hương vào trong một tờ báo sạch, nhớ là gói lại thật gọn nhé! Để ở nơi khô ráo thì bạn sẽ giữ nấm hương tươi được tối đa 7 ngày đấy.
Có nhiều cách bảo quản nấm rơm tùy theo thời gian sử dụng của bạn.
Cắt bỏ hết phần chân nấm bào ngư, sau đó tách các sợi nấm nhỏ, rồi nấu một nồi nước sôi, cho chút muối vào. Đổ phần nấm vừa tách xong vào nồi nước, khoảng 15 giây sau thì vớt nấm ra ngoài cho ráo nước. Sau cùng bạn chỉ cần cho nấm vào một cái hộp sạch và đậy nắp kín cho vào tủ đông bảo quản là xong. Với cách bảo quản nấm bào ngủ này bạn có thể sử dụng tối đa trong 30 ngày.
Lúc đầu bạn nhớ cắt phần chân của nấm mỡ đi nhé, rồi gọt hết lớp vỏ bên ngoài nấm, cắt nhỏ nấm mỡ ra. Cuối cùng thì cho nấm vào túi zipper và ép hết phần không khí ra ngoài. Kéo khóa túi thật kỹ và kín, rồi cất tủ đông. Cách bảo quản của nấm mỡ này sử dụng tối đa trong 30 ngày.
Với nấm kim châm thì nếu bạn bảo quản chúng ở nhiệt độ khoảng 1 đến 5 độ C thì có thể sử dụng trong vòng 45 ngày. Nếu để nhiệt độ bình thường thì tùy từng điều kiện thời tiết thì bạn chỉ có thể sử dụng nấm kim châm 1 – 3 ngày. Tuy nhiên thường thì các chuyên gia khuyên các bà mẹ nội trợ nên sử dụng nấm luôn sau khi mua, và chú ý luôn là nấm cần được nấu chín, tránh việc ăn những món nấm còn tái, chưa chín kĩ.
Không nên dùng túi nilon để đựng và bảo quản nấm vì rất dễ làm cho nấm bị ứ nước, bị ẩm dẫn tới tình trạng nấm bị hư. Đối với các loại nấm có bao bì sẵn, nếu muốn bảo quản lâu bạn nên giữ nguyên bao bì sau đó cho vào tủ lạnh. Trước khi cho nấm vào bảo quản với bất kỳ hình thức nào, bạn cần làm sạch nấm cho hết các bùn đất và mùn cưa. Trong suốt quá trình bảo quản nấm trong tủ lạnh, bạn cần tránh việc thay đổi đột ngột nhiệt độ của tủ, điều này khiến cho thời gian bảo quản nấm bị ngắn lại.
Trên đây là một số cách giúp chúng ta bảo quản các loại nấm tươi, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm kinh nghiệm bảo quản nấm để luôn giữ được mùi vị thơm ngon, cũng như các chất dinh dưỡng vốn có trong nấm. Chúc bạn thành công.