Khoai lang từ lâu đã là thực phẩm rất quen thuộc và chứa nhiều dưỡng chất tốt đối với sức khỏe. Ngoài các cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, chiên… khoai lang còn giúp ngày Tết của người Việt thêm ý nghĩa với món mứt khoai lang. Trong bài viết này anthienphat.com sẽ chia sẻ với bạn về cách làm và bảo quản mứt khoai lang đơn giản nhất!
Đang xem: Cách bảo quản mứt khoai lang
Dù là cách làm mứt khoai lang nào thì khoai lang vẫn là nguyên liệu chính cần phải có. Hương vị của mứt khoai lang có ngon hay không phần lớn cũng phụ thuộc vào chất lượng của khoai. Do đó, khi mua khoai lang các bạn nên lựa chọn những củ khoai ngon nhất nhé. Vậy lựa khoai lang như thế nào là ngon? Những củ khoai ngon thường rất chắc, khi cầm thì khá cứng và nặng. Quan sát bên ngoài, củ khoai không bị dập hoặc nứt nẻ.
Hiện nay, trên thị trường có bán rất nhiều loại khoai lang nhưng khi làm mứt thì bạn nên chọn khoai lang có ruột vàng, phần vỏ có màu đỏ thẫm thì sẽ ngon hơn. Đặc biệt, khi chế biến khoai sẽ không bị nát và lên màu rất đẹp. Một điều các bạn cần lưu ý nữa là không chọn những củ khoai mọc mầm, bị ướt, bị sượng vì nó không đảm bảo được chất lượng mứt khi làm.
Theo các nghiên cứu khoa học, khoai lang có thể hỗ trợ giảm cân rất tốt nhưng cũng có thể khiến người sử dụng tăng cân nếu không có một chế độ ăn uống hợp lí. Ngoài ra, mứt khoai lang còn có đường nên khả năng làm cơ thể tăng cân là hoàn toàn có thể xảy ra. WHO (Tổ chức Y tế thế giới) khuyến cáo, người bình thường chỉ được dùng khoảng 50 gram đường mỗi ngày. Riêng với phụ nữ thì tối đa là 6 muỗng café đường để đảm bảo có thể sử dụng hết lượng đường đã hấp thụ. Như vậy, nếu không muốn bị béo lên thì khi ăn mứt khoai lang bạn nên cân nhắc chỉ ăn vừa đủ, không ăn quá nhiều.
Các loại mứt nói chung và mứt khoai lang nói riêng nếu không biết cách bảo quản tốt sẽ bị chảy nước. Nhiệt độ cao là nguyên nhân khiến lớp đường phủ bên ngoài mứt bị tan chảy, dẫn đến tình trạng mứt chảy nước và không sử dụng được nữa. Vì vậy, nếu muốn mứt dùng được lâu, bạn cần chú ý khâu bảo quản, hạn chế cho mứt tiếp xúc với nhiệt độ bên ngoài. Trường hợp mứt được cất trong tủ lạnh thì không nên lấy mứt ra khỏi tủ nhiều lần vì sự chênh lệch nhiệt độ sẽ khiến mứt nhanh chảy nước và bị hỏng.
Mứt khoai lang hay các loại mứt khác thì việc hạn chế để mứt tiếp xới với không khí phía ngoài hiệu quả nhất có thể thì việc cất giữ và tận dụng được lâu hơn nhiều.
Và việc này sẽ giúp cho mứt sẽ giữ được vị ngọt và thanh cho phép mọi người cất giữ và dùng trong khoảng chừng thời gian chừng hai đến 3 tháng.
Cũng giống như các loại mứt khác thì mứt khoai lang khi chúng ta mở để ngoài không khí lâu sẽ dễ bị mềm, chảy nước. Vì vậy để bảo quản tốt cho mứt khoai lang hay các loại mứt khác thì các bạn nên bọc, gói cất giữ kín, để nơi khô ráo thoáng mát. Ngoài ra, các bạn cũng có thể bảo quản mứt nhiều cách khác nhau như là bảo quản trong tủ lạnh, bảo quản mứt cho thơm, cho dẻo. Rồi khi các bạn bỏ ra thì mọi người chỉ cần lấy một lượng vừa đủ để sử dụng cho ra dĩa hoặc khay rồi đậy chặt hoặc côt kín lại tiếp đến bảo quản đừng nên để cho tiếp xúc với không khí sẽ dễ bị hư hỏng. Hãy cùng tìm hiểu về bí quyết để bảo quản cho mứt khoai lang để được lâu nhất nhé.
Đối với các loại mứt hay mứt khoai lang thì chúng mình cần cho chúng vào trong các lọ thủy tinh sau đó phủ lên 1 lớp đường kính trắng trắng bên trên và đậy nắp lại thật kín. Và mọi người luôn phải bảo quản những hũ thủy tinh vào những nơi có 1 nhiệt độ phù hợp và không quá nóng hay quá lạnh.. Để bảo đảm mứt chúng ta sẽ giữ được hương vị thơm ngon lại còn không bị chảy nước hoặc bị nấm, mốc vì các bạn đã cho một lớp đường kính có tác dụng hút ẩm. Đặc biệt hơn ta tránh bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh bởi việc này sẽ khiến cho mứt bị mốc và tan nước dễ nhanh hỏng khi các bạn để ra nhiệt độ thường.
Bảo quản mứt khoai lang trong túi bóng
Nguyên liệu
Khoai lang ruột vàng: 1kgĐường kính trắng: 0.3kgNước vôi trong: 3 lítVani: 1 ốngGừng: 1 củ (tùy chọn)
Trước khi sơ chế khoai chúng ta sẽ làm nước vôi trong.
Để làm nước vôi trong bạn dùng 3 lít nước hòa tan với 30g vôi bột (tương đương với 1 cục vôi sống hoặc 2 thìa vôi đã tôi, nên dùng vôi đã tôi) trong chậu nước rồi để yên khoảng 1 tiếng cho nước vôi trong lại sau đó chắt lấy phần nước trong thu được.
Nước vôi không hề có độc hay có hại cho sức khỏe. Ông bà ta xưa nay vẫn ăn trầu với vôi tôi.
Khoai lang mua về gọt vỏ, bổ miếng chì hoặc miếng tròn theo sở thích rồi ngâm ngay vào chậu nước có hòa tan chút muối để khoai không bị thâm. Rửa sạch 1-2 lần nữa rồi ngâm trong nước vôi 4 tiếng.
Để khoai được cứng cho mứt được ngon hơn, chúng ta cho khoai lang vào ngâm với phần nước vôi trong đã chắt sẵn. Thời gian ngâm khoai khoảng ba đến năm tiếng rồi vớt ra rửa lại với nước sạch. Cần rửa nước nhiều lần để khoai bay hết mùi hắc của vôi.
Dùng một nồi nước đun sôi để chần khoai lang. Lưu ý, không nên chần lâu vì sẽ khiến khoai dễ bị mềm. Bạn chỉ cần đảm bảo nước sôi lớn rồi cho khoai chần nhanh. Sau đó mang khoai đi rửa liền với nước lạnh để giữ được đồ cứng. Rửa với nước xong thì vớt khoai ra rổ, để ráo.
Trước khi ướp khoai lang với đường, bạn cần trần sơ khoai lang trong nồi nước đun sôi 30s rồi vớt ra ngâm vào bát nước lạnh cho nguội rồi vớt ra để ráo. Việc này giúp khoai lang ngấm đường tốt hơn. Lưu ý rằng, không được trần khoai quá lâu, khoai sẽ bị chín, khi sên dễ bị gãy vụn.
Khoai sau khi để ráo bạn cân lại xem chính xác khối lượng khoai nặng bao nhiêu để chuẩn bị lượng đường tương ứng. Tỉ lệ khoai đường là 1:0.3, nghĩa là 1kg khoai thì dùng 0.3kg đường.
Ướp khoai lang với đường trong 4h hoặc để qua đêm
Bạn trộn đều khoai lang với đường theo tỷ lệ bên trên trong 4h để đường tan gần hết. Thỉnh thoảng đảo lại cho đường ngấm đều vào khoai.
Đường đã tan hết và ngấm vào khoai
Giống như tất cả các cách làm mứt khác, bạn đều cần sên mứt sau khi ngâm đường. Lúc này đường đã tan và ngấm đều vào khoai. Bạn chuẩn bị 1 chiếc chảo đáy dày để sên cho khoai và đường không bị cháy (nếu có chảo gang hoặc chảo đá thì càng tốt).
Bước sên mứt rất quan trọng nên bạn cần làm đúng như hướng dẫn sau để mứt khoai lang xuất hiện đường kết tinh màu trắng bám dính ngoài bề mặt, như vậy mứt mới ngon và đẹp mắt.
Lưu ý: Trước khi sên bạn nhớ cho 1 ống Vani, gừng thái sợi (nếu sử dụng) vào sên cùng nhé.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Đậu Nành Lông Nhật Bản, Đậu Nành Tươi
Để sên mứt, bạn bắc chảo lên bếp, cho hỗn hợp khoai lang ngâm đường vào đun với lửa vừa để hỗn hợp sôi. Khi hỗn hợp sôi thì giảm lửa ở mức trung bình, thỉnh thoảng dùng xẻng lật cá bằng gỗ hoặc inox đảo đều và nhẹ tay. Bạn nên dùng 2 chiếc và sên bằng 2 tay để đảo được đều.
Sên mứt khoai lang
Cứ tiếp tục sên như vậy cho đến khi thấy đường cạn dần, đảo thấy nặng tay thì bạn phải giảm lửa ở mức nhỏ nhất cho “lại” đường. Nếu để lửa to đường sẽ cháy và chuyển thành caramen, khi nguội sẽ bị đóng bánh đặc màu nâu không đẹp mắt.
Ngoài ra, khi bạn thấy bắt đầu xuất hiện những hạt đường trắng kết tinh thì tắt bếp ngay nhưng vẫn tiếp tục đảo đến khi mứt nguội hẳn cho đường được mịn và kết tinh hoàn toàn.
Món mứt khoai lang ruột vàng đã hoàn thành
Đến đây là bạn có thể thưởng thức món mứt khoai lang tự làm được rồi, tuy nhiên nếu cẩn thận hơn bạn nên rải khoai lang lên 1 chiếc mâm rồi phơi ngoài nắng hoặc sấy bằng lò nướng hoặc lò vi sóng ở mức 80 độ C để mứt khô hơn nữa. Làm vậy mứt sẽ có độ giòn, để được lâu, không bị chảy nước.
Mứt khoai lang còn nguyên miếng, không bị gãy, có màu sắc bắt mắt.Đường trắng mịn kết tinh bám dính đều các miếng khoai lang.Khi thưởng thức, mứt khoai lang khô, có độ giòn và độ ngọt vừa phải.Mứt khoai lang khi ăn có mùi thơm, bùi, phảng phất hương thơm của Vani.
Các bạn nên chọn loại khoai có vỏ màu đỏ, bên trong màu vàng, bởi đây là loại khoai bột, khi chín khoai khá rắn nên sẽ không bị nát, ăn mứt rất ngon và có màu đẹp mắt.
Nếu bạn muốn ăn mứt khoai lang có độ dẻo nhiều thì để mứt khoai lang nguội rồi cho vào lọ thủy tinh bảo quản để dùng, trường hợp bạn muốn ăn mứt khoai lang giòn và khô hơn một chút có thể mang mứt khoai lang ra phơi nắng thêm 1 – 2 tiếng nữa, để nguội rồi mới cho vào lọ bảo quản.
Vì khoai lang đã khá ngọt nên bạn có thể bớt lượng đường đi tùy thích nhưng không nên cho quá ít vì mứt sẽ không đủ để kết tinh trong quá trình sên.
Với mứt khoai lang, bạn có thể dùng kèm trà nóng cùng một số loại mứt, bánh khác trong ngày Tết Nguyên Đán đều rất phù hợp.
Cách làm mứt khoai lang không cần nước vôi:
Nếu không sử dụng nước vôi thì sau khi bổ khoai và rửa sạch bạn đem chiên cho khoai chín vàng để tạo độ cứng. Sau đó hòa tan đường với nước lọc rồi tiến hành sên như bình thường.
Chiên khoai trước khi sên
Cách làm mứt khoai lang giòn:
Thực ra đây là cách gọi khác của món khoai lang chiên. Về bản chất, khoai lang hay bất cứ thực phẩm nào khác đều không thể giòn được nếu không hút hết nước có trong thực phẩm đó. Để làm mứt khoai lang giòn bạn đem bào khoai lang thành các miếng mỏng, tròn giống bim bim. Sau đó đem chiên ngập dầu đến khi không thấy hơi nước bốc lên từ mặt chảo nữa thì gắp ra để lên trên giấy thấm dầu cho ráo rồi xóc với loại đường bột (đường mịn).
Cách làm mứt khoai lang dẻo:
Mứt khoai lang dẻo là tên gọi khác của khoai lang sấy dẻo. Đây là đặc sản mứt khoai lang Tà Nung – Đà Lạt. Các bước làm khá cầu kỳ và cần sử dụng tới máy sấy. Nếu thích bạn có thể tham khảo tại đây.
Hình ảnh khác của mứt khoai lang:
Mứt khoai lang làm từ khoai lang tím.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Xúc Xích Tự Làm, Cách Bảo Quản Xúc Xích Lâu, Vẹn Nguyên Hương Vị
Hy vọng rằng những chia sẻ trên đây của chúng tôi đã giúp bạn biết được cách làm mứt khoai lang và cách bảo quản mứt khoai lang tại nhà đơn giản nhất. Chúc bạn sẽ thực hiện thành công món mứt này để chiêu đãi cả gia đình vào dịp Tết sắp tới.