Khi mẹ đang cho con bú sữa mẹ và dùng máy hút sữa. Việc quan trọng nhất cần làm là làm sạch / vệ sinh tất cả các bộ phận / phụ kiện của máy hút sữa. Đây là việc bắt buộc để đảm bảo vệ sinh, an toàn cho mẹ & bé. Sau đây Milena sẽ chia sẻ với các mẹ những điều cần biết về làm sạch / vệ sinh phụ kiện máy hút sữa đúng cách.
Đang xem: Cách bảo quản dụng cụ hút sữa
Hút sữa mẹ có thể đã khá tốn thời gian. Và việc làm sạch các phụ kiện máy hút sữa sau khi hút cũng tốn thời gian không kém. Nhưng khi bạn biết phải làm gì và tạo một thói quen. Nó sẽ trở nên đơn giản và thoải mái hơn rất nhiều. Hơn nữa, làm sạch các bộ phận máy hút sữa lại là điều cần thiết để bảo vệ thành viên nhí mới của gia đình khỏi bị bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng trong vài tháng đầu tiên khi hệ thống miễn dịch của bé chưa phát triển đầy đủ. Làm bé dễ bị bệnh nặng hơn.
Dù hiếm gặp nhưng đã có trẻ bị nhiễm C. sakazakii. Một loại nhiễm khuẩn rất nguy hiểm do việc tiệt trùng máy hút sữa không đúng cách (nguồn thông tin từ CDC). Nhiễm trùng này gây ra nhiễm trùng huyết, dẫn đến tổn thương não. Một em bé 21 ngày tuổi đã phải ăn bằng ống dẫn do bị nhiễm khuẩn này. Việc đau lòng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Và mặc dù việc này là rất, rất hạn hữu, nhưng nó là một lời nhắc nhở rằng việc làm sạch và tiệt trùng máy hút sữa đúng cách. Và kỹ lưỡng sau mỗi cữ hút sữa là một việc quan trọng để bảo vệ em bé.
Vệ sinh phụ kiện để phòng tránh bệnh nhiễm trùng cho con nhỏ
Trước khi bắt đầu hút sữa hoặc làm sạch máy hút sữa. Hãy rửa tay thật sạch bằng xà bông và nước ấm trongít nhất 20 giây. Nhớ rửa tay mỗi khi bạn tiếp xúc vớimáy hút sữa. Lau sạch mặt bàn hoặc bề mặt sẽ tiếp xúc vớiphụ kiện máy hút sữa. Và sử dụng khăn mới hoặc khăn giấy mỗi khi lau sạch hoặc lau khômáy hút sữa. Có thể dùng khăn lau tiệt trùng chuyên dụng của Medela đểlàm sạch máy hút sữa. Để làm sạch mặt điều khiển và các nút vặn trênmáy hút sữa.
Tháo rời các phụ kiện máy hút sữa trước mỗi cữ hút sữa để đảm bảo rằng không có sữa đọng trong ống dây hơi hút, các bộ phận của bình sữa hoặc bộ van. Nếu bạn nghi ngờ một bộ phận nào bị bẩn. Hãy thay thế hoặc làm sạch ngay lập tức trước khi sử dụng máy hút sữa. Mua thêm một ống hơi hút và 1 bộphụ kiện máy hút sữađể dùng trong trường hợp cần phải thay thế ngay. Rất khó làm sạch nấm mốc, vì vậy nếu được tốt nhất là thay thế nếu phát hiện có nấm mốc.
Rửa hoặc ngâm các bộ phận máy hút sữa là không đủ. Đổ đầy xà phòng và nước nóng vào chậu. Không sử dụng trực tiếp bồn rửa của gia đình vì nó có thể làm các phụ kiện nhiễm khuẩn. Thay vào đó, hãy sử dụng một chậu riêng chuyên để rửa các phụ kiện máy hút sữa. Và làm sạch nó sau mỗi lần sử dụng. Chà từng phụ kiện một bằng xà phòng và nước nóng. Tráng sạch xà phòng bằng cách để chúng dưới vòi nước chảy, và để các bộ phận tự khô trên khăn hoặc khăn giấy mới trên bàn. Không lau khô các phụ kiện máy hút sữa bằng giấy ăn đã qua sử dụng, có thể mang mầm bệnh.
Làm sạch, vệ sinh đúng cách phụ kiện máy hút sữa để đảm bảo sức khỏe cho con
Bạn cũng có thể sử dụng máy rửa chén để làm sạch cácphụ kiện máy hút sữa. Tháo rời tất cả các phụ kiện ra để mỗi phụ kiện đều được tiếp xúc với bộ phận làm sạch của máy rửa chén. Thiết lập máy rửa chén chạy với chế độ nóng hoặc “chế độ khử trùng” để tiêu diệt mầm bệnh. Khi rửa xong, để các phụ kiện lên khăn sạch hoặc khăn giấy nếu chúng chưa khô hoàn toàn.
Vệ sinh tiệt trùng máy hút sữa hàng ngày giúp đảm bảo sự sạch sẽ, an toàn cho con. Đặc biệt trong những tháng đầu đời của bé hoặc nếu bé có tiền sử và hệ miễn dịch của bé chưa tốt.
Sau khi làm sạch xong, đun sôi các phụ kiện máy hút sữa trong nước nóng trong ít nhất 10 phút để diệt tất cả các vi khuẩn. Để nước nguội và gắp ra bằng kẹp sạch và để các bộ phận khô trên khăn sạch.
Mẹ cũng có thể sử dụng máy tiệt trùng bình sữa bằng hơi nước, cũng rất tiện dụng.
Sau khi đã làm sạch hoặc tiệt trùng các bộ phận, hãy lắp chúng lại với nhau. Và cất ở nơi sạch sẽ như hộp nhựa đựng thức ăn, dùng riêng cho việc hút sữa.
Sau khi làm sạch, phụ kiện máy hút sữa cần được bảo quản đúng cách
Bảo quản sữa mẹ trong các bình sữa hoặc các túi trữ sữa chuyên dụng. Các bình sữa đi kèm với bộ máy hút sữa hoặc túi trữ sữa được sản xuất chuyên để bảo quản sữa mẹ. Hạn chế dùng các loại chai khác để bảo quản sữa mẹ. Tốt nhất bạn nên chia sữa thành lượng nhỏ (khoảng 70 ml mỗi lần) để tránh lãng phí sữa rã đông.
Hãy ghi nhớ các mẹo sau:
• Sữa mẹ có thể được bảo quản trong vòng 6 giờ ngoài tủ lạnh. Nếu để cách xa các nguồn nhiệt và ánh nắng mặt trời, nhưng tốt nhất là dưới 3 giờ.
• Ở nơi làm việc,bảo quản sữa mẹtrong một túi cách nhiệt có nước đá khô trong tối đa 24 giờ.
• Có thểbảo quản sữa trong tủ lạnhtối đa 4 ngày. Đặt nó ở phía trong tủ lạnh, nơi lạnh nhất, và dán nhãn mỗi chai, ghi rõ ngày giờ hút. Nếu đó là tủ lạnh trong công sở, hãy ghi tên của bạn lên trên nhãn.
• Có thểbảo quản sữa mẹtrong tủ đông trong 3 đến 6 tháng, nhưng tốt nhất là trước 3 tháng.
• Đểrã đông sữa mẹ an toàn, để bình sữa trong nước ấm khoảng 40 độ C hoặc để sữa tan dần trong tủ lạnh qua đêm. Luôn sử dụng sữa mẹ cũ nhất trước.
Xem thêm: Chia Sẻ Cách Bảo Quản Thạch Nha Đam Được Lâu, Cách Bảo Quản Thạch Nha Đam Đúng Cách
Một khi sữa đã được rã đông, không được trữ đông lại phần sữa thừa con không bú hết. Không bao giờ rã đông sữa mẹ trong lò vi sóng, bếp hoặc ở nhiệt độ phòng.