Việc vận chuyển qua đường hàng không cho các đồ đông lạnh và có mùi thường có quy định cũng như kiểm duyệt gắt gao. Vậy quy định vận chuyển đồ tươi sống của các hãng hàng không như thế nào? Hành khách có được mang đồ đông lạnh lên máy bay không? anthienphat.com sẽ giải đáp giúp bạn thông qua bài viết dưới đây nhé.
Đang xem: Cách bảo quản đồ đông lạnh khi đi máy bay
Khái niệm này bao gồm những loại thực phẩm tươi sống được bảo quản đông lạnh để hạn chế tối đa nguy cơ bị ôi thiu hay hư hỏng. Nó thường là các loại thủy hải sản sống như tôm, cá, mực, nghêu, sò, ốc, hến hay thịt gia súc/gia cầm, hoa quả và rau củ. Ngoài ra còn có các sản phẩm chế biến từ sữa (kem sữa, sữa tươi, sữa chua)…Có nhiều công ty không chấp nhận giao dịch mặt hàng này do đặc điểm nổi bật của nó là nhanh hỏng.
Trong khi đó, lộ trình vận chuyển sang nước ngoài, nhất là từ Việt Nam sang Mỹ là nửa vòng địa cầu. Chính vì vậy rất cần đến những thiết bị bảo quản đông lạnh và chỉ những dịch vụ chuyển phát nhanh uy tín và chất lượng mới làm được điều này.
Theo quy định của Vietnam Airlines, các loại thực phẩm đông lạnh đều được coi là hàng hoá dễ bị hư hỏng. Chính vì vậy, những đồ này không được chấp nhận vận chuyển trên cabin dưới dạng hành lý xách tay mà phải được đóng gói cẩn thận và vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi.
Các hãng hàng không thường có những quy định riêng về hành lý xách tay, hành lý ký gửi cũng như quy định về việc mang đồ đông lạnh lên máy bay. Hành khách nên nắm rõ các quy định này để tránh những sai phạm không đáng có. Những vật phẩm dưới đây sẽ được tính là đồ đông lạnh, dễ hư hỏng, hành khách cần chú ý khi đi máy bay:
Các loại thực phẩm tươi như hoa quả, thịt cá, rau củ, bánh mì.
Các loại thực vật và đồ ăn của trẻ em như: hoa, quả, các loại rau, lá.
Các loại hoa, lá được cắt rời khỏi thân.
Việc đóng gói hàng thực phẩm cũng phải đáp ứng đầy đủ những quy định của cục vệ sinh an toàn thực phẩm. Có những quốc gia cũng đề ra nguyên tắc riêng về việc đóng gói các kiện hàng hóa. Do đó, nếu bạn không hiểu về những quy định đó thì nên nhờ các công ty chuyển phát nhanh giúp bạn thực hiện công đoạn này.
Hàng hóa phải được bọc trong giấy gói bảo vệ và đóng trong hộp bìa hoặc bao gai;
Vật liệu bao gói phải đủ chắc để có thể chất xếp các kiện hàng lên nhau;
Phải đóng gói đảm bảo hàng được bảo vệ và thông thoáng, phù hợp. Các kiện hàng không được chất quá tải về cả trọng lượng và thể tích.
Đóng gói hàng hóa thành những túi nhỏ bằng các loại bao bì chống rò rỉ. Vật liệu đóng gói lý tưởng là túi nylon có độ dày tối thiểu là 0,1mm. Một số loại hàng hóa cần được hút chân không các túi này. Hãy đảm bảo dán kín miệng các túi hàng để giữ lạnh;
Đóng các gói hàng nhỏ vào các thùng bao bì bảo quản để vận chuyển (thùng xốp, gỗ hoặc nhựa chuyên dụng). Hãy đảm bảo rằng các thùng bao bì có đủ độ cứng vì chúng có thể được xếp chồng lên nhau trong quá trình vận chuyển;
Một số loại hàng hóa mau hỏng cần thiết phải được đóng gói cùng với các loại vật liệu giữ lạnh. Khi sử dụng các vật liệu này, khách hàng cần lưu ý:
Có nhiều cách để bảo quản hàng hóa đông lạnh, phương pháp thứ nhất mà chúng tôi muốn giới thiệu là sử dụng đá khô: Bạn cho thực phẩm vào một lớp giấy rồi gói lại, sau đó đặt vào thùng và xếp đá khô ở xung quanh để chắc chắn rằng hàng hóa của bạn được bảo quản.
Đá khô (dry ice):
+ Không nên tiếp xúc trực tiếp với đá khô vì dễ gây phỏng lạnh;
+ Không nên để đá khô tiếp xúc trực tiếp với hàng hóa. Nên quấn đá khô trong giấy báo để tăng hiệu quả sử dụng;
+ Lượng đá sử dụng để đóng gói phụ thuộc vào từng loại hàng hóa. Tỷ lệ lý tưởng khuyên dùng là 2 hàng ó 1 đá.
Bên cạnh đó bạn có thể dùng đá ướt: trong trường hợp này bạn nên xem xét trọng lượng gửi hàng vì thông thường công ty chuyển phát sẽ tính giá theo cân nặng của kiện hàng.
Đá ướt: Đây là phương pháp làm lạnh thông dụng để bảo quản hàng mau hỏng, khi áp dụng cần đảm bảo các yêu cầu sau:
+ Đá ướt phải được đựng trong các túi nilon và đóng gói cùng với hàng mau hỏng bên trong mỗi kiện hàng;
+ Trường hợp đá ướt không thể đựng trong túi nilon, bao gói yêu cầu phải có khả năng giữ được nước ở bên trong kiện hàng;
+ Những kiện hàng sử dụng đá ướt để làm lạnh đều yêu cầu dán ít nhất một nhãn chỉ hướng để đảm bảo kiện hàng được để đúng chiều trong suốt quá vận chuyển.
Dùng băng beo chống thấm dán kín miệng các thùng hàng. Có thể sử dụng dây đai hoặc nẹp gia cố quanh thùng hàng nếu cần thiết. Hãy đảm bảo các thùng hàng được gia cố chắc chắn và kín đáo để giữ lạnh tốt nhất cho hàng hóa;
Hãy đảm bảo rằng, trọng lượng hàng hóa đóng trong mỗi thùng không vượt quá giới hạn trọng lượng cho phép của vật liệu bao bì;
Đối với các loại hàng hóa xuất khẩu hoặc gửi đi quốc tế, việc đóng gói và bao bì phải đáp ứng được các tiêu chuẩn và quy định của nhà vận chuyển và nước đến.
Cách thứ ba là ứng dụng khí hóa lỏng: lưu ý khí hóa lỏng này phải an toàn, không làm biến chất thực phẩm.
Khí hóa lỏng: Khi khí hóa lỏng được sử dụng là chất giữ lạnh cùng với hàng mau hỏng, khi sử dụng vật liệu này phải tuân thủ các quy định hàng nguy hiểm của Hàng không Việt Nam.
Trong các hình thức vận chuyển thì đường hàng không là nhanh nhất nhưng cũng khó tính nhất. Ngược lại, đường biển có thể chở hàng với trọng tải lớn, không sợ gây mùi nhưng lại mất nhiều thời gian nên khâu bảo quản phải thực hiện thật nghiêm ngặt mới giữ nguyên tính chất sản phẩm.
Vắc xin và vật tư y tế thường vận chuyển trong những bao bì chuẩn được thiết kế để bảo vệ và đảm bảo chất lượng của hàng bên trong;
Các nhãn phục vụ như nhãn dễ vỡ, nhãn chỉ hướng…phải được dán phù hợp.
Nếu kinh doanh thực phẩm đông lạnh lâu năm, chắc hẳn bạn phải biết, việc bảo quản hay vận chuyển hàng đông lạnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu quy trình hậu cần không được thực hiện đúng cách. Trong đó, bước đóng gói hàng hóa (đã được cấp đông/làm lạnh) là việc bắt buộc phải thực hiện trước khi sản phẩm được đưa đi lưu trữ.
Những lợi ích khi áp dụng cách đóng gói hàng đông lạnh đúng chuẩn, có thể bạn chưa biết:
Nếu được đóng gói kỹ càng và bảo quản trong nhiệt độ thích hợp, mặt hàng đông lạnh sẽ giữ được lâu hơn;
Đóng gói hàng hóa giúp Doanh nghiệp quản lý dễ dàng các sản phẩm theo từng kiện (được đóng trong một thùng/bao hàng) thay vì lưu trữ riêng lẻ. Từ đó phân loại hàng hóa, nhập xuất kho và kiểm soát hàng tồn kho một cách đơn giản;
Tùy vào từng loại sản phẩm mà Doanh nghiệp có các cách đóng gói sản phẩm khác nhau. Mục đích chính là bảo vệ hàng hóa và bao bì sản phẩm tránh bị trầy xước, thủng,…trong quá trình vận chuyển và lưu kho.
Đối với những Doanh nghiệp kinh doanh hàng đông lạnh B2B, việc đóng gói hàng hóa một cách kỹ lưỡng có thể tạo cho đối tác ấn tượng tốt về sự chuyên nghiệp, chỉn chu của Công ty.
Theo nguyên tắc, đồ đông lạnh tươi sống sẽ không được chấp nhận vận chuyển dưới dạng hành lý ký gửi. Trong một số trường hợp, các thực phẩm tươi sống, có mùi thường không phù hợp để vận chuyển trên cabin, việc không chấp nhận vận chuyển từ các hãng hàng không tuy gây khó khăn cho hành khách nhưng quá nhiều loại vật phẩm mà bên vận chuyển hàng không chưa thể kiểm soát hết, có thể dẫn đến những thiệt hại không đáng có.
Chính vì thế, việc các hãng hàng không chấp nhận vận chuyển đồ đông lạnh dưới dạng hành lý ký gửi sẽ giải quyết được vấn đề của hành khách. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa rằng hành khách sẽ chịu mọi rủi ro về các thiệt hại có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển. Vậy có thể nói rằng, việc mang đồ đông lạnh lên máy bay hiện đã được các hãng hàng không chấp nhận dưới dạng hành lý ký gửi được bao bọc kỹ; trong trường hợp đổ, vỡ, gây thiệt hại cho những hành lý khác thì hãng hàng không sẽ không chịu trách nhiệm.
Hành lý có mùi
Mắm và các chất lỏng có mùi khác: Phải được chứa vào chai nhựa hoặc lọ nhựa, đóng kín nắp và quấn băng keo đảm bảo không tỏa mùi sang các hành lý khác. Lượng mắm chứa trong mỗi chai không vượt quá 95% thể tích của chai để đề phòng sự dãn nở và lực ép, va chạm gây vỡ chai. Các chai hoặc lọ mắm phải được bỏ vào thùng xốp. Thùng phải được dán kín miệng bằng băng keo tránh tỏa mùi và được đóng chắc chắn đảm bảo không dập, vỡ trong quá trình chất xếp và vận chuyển.
Những phẩm vật tươi sống trước khi mang lên máy bay phải bảo đảm được đóng gói cẩn thận, để tránh gây thiệt hại đến những hành lý khác
Thùng đựng mắm phải được gắn thẻ hành lý dễ vỡ (Fragile) trước khi chấp nhận chuyên chở để lưu ý nhân viên chất xếp. Mọi loại mắm đóng vào chai thủy tinh hoặc thùng chứa không kín để chất lỏng có thể chảy ra ngoài sẽ không được chấp nhận vận chuyển.
Trái sầu riêng và các đồ tươi sống khác: Phải được bọc kín bằng nilon trước khi đóng vào thùng hoặc túi hành lý đảm bảo không thể tỏa mùi sang những hành lý khác. Thùng hoặc túi hành lý này phải được gắn thẻ dễ vỡ (Fragile) trước khi chấp nhận chuyên chở để lưu ý nhân viên chất xếp.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Mặt Nạ Tự Làm Mất Đi Dưỡng Chất, Cách Làm Mặt Nạ Khoai Tây
Giới hạn vận chuyển hành lý có mùi: Mỗi hành khách chỉ được phép mang tối đa 03 lít (03kg) nước mắm và/hoặc 05kg sầu riêng trong hành lý ký gửi. Hãng bay không chấp nhận vận chuyển hành lý có mùi đối với những chuyến bay khai thác bằng máy bay ATR72 trong bất kỳ trường hợp nào. Hãng bay không chịu trách nhiệm lưu giữ và bảo quản trong trường hợp hành lý có mùi của khách không được chấp nhận vận chuyển.
Vietnam Airlines có những quy định nghiêm ngặt về việc vận chuyển đồ đông lạnh trên các chuyến bay, đặc biệt là chuyến bay quốc tế. Vì thế, đối với những thực phẩm dù được phép vận chuyển trên chuyến bay nội địa nhưng nếu bạn muốn mang đi trên các chuyến bay quốc tế, bạn cần liên hệ với Đại sứ quán của nước đó tại Việt Nam hoặc liên hệ Cục hải quan để được giải đáp tốt nhất.
Ngoài ra, mới đây Nhật Bản và Mỹ cũng có những quy định rất rõ trong việc nhập cảnh đối với một số hàng hóa vào nước họ, cụ thể:
Đối với Mỹ: Hải quan Hoa Kỳ cấm hoàn toàn các loại hải sản từ Việt Nam. Theo đó, du khách từ Việt Nam đến Mỹ sẽ không được mang theo thực phẩm đông lạnh, thậm chí là những sản phẩm được chế biến từ thịt bò, thịt lợn, gà,… dù cho đã đóng hộp như bò khô, lạp xưởng, dăm bông, xúc xích,…
Đối với Nhật Bản: Nước này cũng có những quy định riêng trong việc cấm mang theo các loại thực phẩm, hàng hóa đông lạnh vào địa phận Nhật như:
Các loại trái cây, hạt giống, thực vật.
Trái cây và rau tươi đông lạnh.
Các sản phẩm đồ ăn không có nhãn mác.
Các loại gia súc, gia cầm, trứng chim, lông chim và các sản phẩm hay phụ phẩm chế biến từ gia cầm.
Theo như quy định về việc mang đồ đông lạnh lên máy bay, các vật phẩm phải được gói bọc kỹ càng, không gây mùi. Vậy thì các vật phẩm được đóng gói như thế nào thì đúng với quy định?
Đồ đông lạnh sau khi mua phải để vào thùng xốp, bịt chặt, không để lỗ hở.
Trong thùng xốp đựng đồ đông lạnh mang lên máy bay không được chứa đá hay nước. (đá tan thành nước dễ chảy ra trong quá trình vận chuyển rung lắc sẽ gây ướt hành lý của hành khách khác)
Khi check in, hành khách sẽ phải ký gửi thùng xốp và báo lại chính xác với nhân viên làm thủ tục về vật phẩm đựng trong thùng.
Trường hợp nhân viên check in kiểm tra, nếu thùng xốp được đóng gói kỹ càng, không mùi, không chảy nước thì thủ tục mang đồ đông lạnh lên máy bay bằng cách ký gửi của bạn đã được cho phép.
Nếu nhân viên kiểm tra gặp trường hợp thùng xốp có vấn đề về rỉ nước hay mùi tanh, hành khách vui lòng mang ra bộ phận đóng thùng để được đóng lại hành lý.
Với những thông tin Vietnam Booking chia sẻ, chúng tôi tin rằng bạn đã được giải đáp về việc “có được mang đồ đông lạnh lên máy bay” hay không. Những quy định của hãng hàng không đều hướng đến một chuyến bay an toàn và chất lượng cho hành khách nên việc tuân thủ cần có sự đồng hành của các hành khách.
Theo quy định của cục hàng không trong tất cả các chuyến bay từ nội địa đến quốc nội đều không được phép mang gà hay trứng gà lên máy bay dưới mọi hình thức
Theo quy định các hãng hàng không thì các thực phẩm có mùi đặc trưng thì sẽ rất hạn chế cho mang lên máy bay dưới dạng hành lý xách tay. Để mang đi máy bay bạn cần phải đóng gói thật kỹ để không có mùi hoặc gửi dưới hạng ký gửi
Theo quy định hàng không thì bạn không được mang dưới hạng hành lý xách tay các thực phẩm trên máy bay vì chúng có mùi đặc trưng. Nhưng bạn vẫn có thể mang dưới hạng hành lý ký gửi và đóng gói kỹ theo quỹ định
Theo quy định các hãng hàng không nội địa thì các loại thịt hay hải sản sống đều không được mang lên máy bay dưới hình thức sách tay vì các thực sẩm phẩm sống dễ bị hư hỏng và phân hủy
Xem thêm: Cách Sử Dụng Và Bảo Quản Máy Điều Hòa, Kinh Nghiệm Sử Dụng Và Bảo Quản Máy Lạnh
Hy vọng với những thông tin hữu ích vềcách bảo quản đồ đông lạnh khi đi máy bay và quy định mang đồ đông lạnh lên máy bay, các bạn có thể tự tin mua những món quà, đặc sản từ những vùng miền về cho gia đình.