Bánh Hồng Tam Quan là món đặc sản vô cùng nổi tiếng đến từ quê hương làn dừa Tam Quan, Bình Định. Nếu như ở miền Bắc có bánh cốm, ở Huế có bánh phu thê thì ở Bình Định bánh hồng là món bánh không thể thiếu trong ngày hạnh phúc lứa đôi.. Vậy nguồn gốc xuất sứ và điều đặc biệt gì đã làm nên tên tuổi của bánh Hồng Tam Quan này và cách bảo quản bánh hồng như thế nào? Hãy cùng anthienphat.com tìm hiểu xem nhé!
Bánh Hồng Tam Quan, món đặc sản với tên gọi mỹ miều có nguồn gốc từ một trị trấn nhỏ của Bình Định, trị trấn Tam Quan, Huyện Hoài Nhơn. Một loại bánh mang hương vị dẻo thơm, hình dáng mũm mĩm màu sắc tinh khôi chính là một nét đặc trưng của Bình Định không thể lẫn vào đâu được.
Nghe nhiều, ăn nhiều nhưng hầu như rất ít người biết đến nguồn gốc vì sao có tên gọi là bánh Hồng đúng không ạ. Đơn giản vì hầu như chúng ta thường thấy bánh Hồng Tam Quan xuất hiện nhiều trong các dịp lễ đính hôn, lễ cưới để chứng minh cho tình yêu mặn nồng thắm thiết của các cặp đôi, song hành cùng với thiệp hồng thì bánh hồng cũng được xem như một điềm báo hĩ chung vui trong niềm hạnh phúc đó.
Chính vì vậy mà mọi người hay truyền tai nhau câu hỏi thân thuộc ” Khi nào cho tôi ăn bánh Hồng” ngầm nhắc đến chuyện lập gia đình của những chàng trai cô gái trẻ. “Hồng duyên, hồng phận” như một lời chúc phúc ngọt ngào nhất gửi đến các cặp đôi, chúc cho tình yêu của họ luôn gắn bó bền chặt, ngọt ngào như những chiếc bánh. Chính vì thế mà bánh Hồng là loại bánh không thể thiếu trong ngày vui đôi lứa.
Để áp ứng được nhu cầu sử dụng của khách hàng thì ngày nay không chỉ riêng vào những ngày lễ cưới, bánh Hồng Tam Quan đã được trưng bán rộng rãi và phổ biến hơn ở nhiều nơi và nó được xem như món ăn đặc sản được khách du lịch chú ý đến rất nhiều vì hương vị thơm dẻo, mềm mềm lạ lạ ăn vui miệng nhưng lưu vị mãi ở đầu lưỡi.
Miền quê thanh bình đầy nắng và gió, đất đai màu mỡ với nhiều cánh đồng ruộng lúa sải cánh cò bay cùng những hàng dừa xanh mát ngút ngàn trải dài khắp cả một thị trấn. Đúng như với những gì đặc trưng nhất cuả thị trấn, tinh hoa để làm nên một loại bánh hồng ngon nhất nhì không thể nào bỏ qua hai nguyên liệu gạo nếp và dừa sợi. Dừa ngon, nếp ngon thì thành phẩm tạo ra sẽ vô cùng thơm ngon và tinh tuý.
Cắn một miếng bánh Hồng Tam Quan ta sẽ cảm nhận được vị thơm, sự mềm dẻo của nếp, một chút vị ngọt thanh của đường, ăn vào miệng khi nhai sẽ cảm nhận được sự giòn giòn sựt sựt của dừa, tất cả hoà quyện lại tạo nên một vùi vị rất lạ và đặc trưng tan dần trong khoang miệng thực khách.
Ngày xưa, bánh Hồng Tam Quan được biết đến với màu trắng của nếp nhưng ngày nay các người thợ làm bánh đã biến hoá thêm màu hồng phấn nhẹ nhàng và màu xanh của lá dứa nhìn rất đẹp mắt tạo sự đa dạng và tăng tính hấp dẫn hơn cho món đặc sản lưu luyến lòng người.
Vì bánh Hồng Tam Quan là loại bánh tươi không chất bảo quản, nên bánh chỉ giữ được 3-4 ngày kể từ ngày làm ra.
Vì bánh Hồng Tam Quan là loại bánh tươi không chất bảo quản, nên bánh chỉ giữ được 3-4 ngày kể từ ngày làm ra. Nhưng nếu bạn muốn để bánh được dùng lâu hơn thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh khi ăn chỉ cần hấp lại là dùng được rồi nè. Bánh vẫn dẻo vẫn thơm không mất vị.
Bạn chuẩn bị trước một túi vải bọc cái thau để xay nếp. Để nếp mềm ra hết hoàn toàn, ban phải ngâm nếp 8 tiếng sau đó bạn cho phần nếp đã ngâm vào máy xay với một ít nước. Phần nếp vừa mới xay bạn cho vào túi vải, ép hết nước ra và để ráo trong vòng 3 tiếng.
Sau khi phần bột đã khô ráo bạn cho vào một ít nước rồi nhào bột thật kỹ để tạo độ dẻo vừa đủ để tách chúng ra khỏi nhau.
Bột năng được sử dụng làm lớp áo bên ngoài để bánh dễ cắt hơn tránh tình trạng bánh bị dính vào nhau. Cho phần bột năng vào chảo với 2-3 lá dứa để thơm bột. Bạn dùng lửa nhỏ để rang cho đến khi bột chín thì tắt bếp
Cho 300g đường và dừa đã chuẩn bị sẵn vào nồi rồi ngâm 30 phút để dừa được thấm đường và trong hơn. Sau đó, bạn sên hỗn hợp dừa với đường trên chảo với lửa nhỏ cho đến khi dừa có màu trắng trong thì tắt bếp.
Trước tiên bạn tiến hành đun sôi 1,2 lít nước và cho thêm 700g đường còn lại vào đun cho đến khi phần nước đường tan hết hoàn toàn.
Sau đó, bạn nắn bột thành từng miếng nhỏ và dẹp rồi cho vào nồi nước trên. Tiếp đến bạn dằm các miếng bột ra và đánh bột từ từ để những cục bột hoà quyện vào nhau tạo thành một khối bột lớn.
Khi đó bạn cho tiếp phần dừa vào và trộn đều lên tới khi hỗn hợp không dính chảo nữa rồi tắt lửa.
Tiếp theo bạn xoắn đều bột bằng sạn và hơ bột trên lửa nhỏ đến khi bột trong và bóng theo đúng ý thích thì dừng lại.
Bạn cho toàn bộ bột mới trộn vào khuôn, ép bột xuống và áo bên ngoài một lớp bột năng. Giờ chỉ cần đợi bánh nguội là bạn có thể cắt ra tùy sở thích và thưởng thức ngay nhé.
Cắn một miếng bánh hồng sẽ cảm nhận ngay được sự dẻo dai, thơm mùi nếp và thấm vị ngọt của đường. Bánh hồng không khó làm nhưng nó đòi hỏi người làm phải chịu khó và tỉ mỉ.
Có thể thay nếp ngự bằng nếp nướng hoặc nếp cái hoa vàng. Tuy nhiên, dùng nếp ngự sẽ giúp bánh dẻo và dai hơn.
• Không nên nấu bột trên lửa lớn vì bột sẽ chuyển sang màu vàng, không còn đẹp mắt.
• Chỉ chọn những trái dừa vừa, không quá già cũng không quá non vì dừa già sẽ làm bánh bị bắt dầu còn dừa non sẽ làm nhân bị nhão.
Ngày nay bánh Hồng Tam Quan được bày bán rộng rãi ở khắp mọi miền không chỉ riêng gì Bình Định, nhưng nếu muốn ăn đúng vị mới chuẩn thơm ngon thì nhất định bạn phải đặt chân về Bình Định nhé. Những mẻ bánh đặc sản quê hương được làm ra luôn chờ thực khách đến thưởng thức
Với chia sẻ này anthienphat.com mong rằng sẽ đem tới cho bạn và gia đình cách bảo quản bánh hồng một món ngon mùa tết này nhé!