Với những sản phẩm bánh dày “đạt chuẩn” không có chứa những chất gây độc hại thì chúng ta chỉ có thể bảo quản bánh dày trong khoảng 4 đến 6 tiếng sau khi mua (đối với thời tiết nóng thì thời gian bảo quản bánh có thể thấp hơn).
Bạn có thể bảo quán bánh ở nơi thoáng mát để tăng được thời gian sử dụng hoặc nếu bạn muốn sử dụng bánh cho ngày hôm sau thì bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh (cách này sẽ giúp bạn bảo quản bánh trong 1-2 ngày tới).
Bánh dày sau khi mua về chúng ta chỉ nên để ở những nơi khô và khoáng mát, điều này sẽ giúp cho bánh dày được bảo quản trong thời gian dài hơn và tránh bị thiu. nếu bạn muốn bánh vẫn giữ được độ mềm dẻo của bánh thì không nên để bánh trong tủ lạnh để bảo quản vì sẽ khiến cho bánh bị cứng lại và rất khó chế biến để sử dụng lại.
Nhưng muốn bảo quản được dài ngày bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vài ngày để dùng dần.
Khi muốn ăn thì để bánh ra ngoài cho bớt hơi lại rồi rán từng chiếc bánh một, để lửa nhỏ để bánh có thể được làm nóng từ ngoài vào trong. Khi nào 2 mặt của bánh có màu vàng ruộm thì chúng ta có thể bỏ ra để thường thức rồi. Hoặc làm nóng bánh trong lò vi sóng khoảng 30 giây để bánh mềm và ngon hơn.
– Lưu ý đầu tiên là khi mua bánh dày chúng ta cần lưu ý đến lá gói bánh, với những gói bánh có phần lá bị héo thì chúng ta cần cân nhắc khi mua vì bánh có thể đã để lâu ngày. Tuy nhiên cũng có thể là lá khi gói bánh không còn tươi nữa mà được bày bán thì bị héo hơn, với trường hợp này thì lá sẽ không gây ảnh hưởng gì tới hương vị của bánh dày đâu nhé.
– Sau khi mua bạn có thể ngửi mùi và cắn thử 1 miếng xem bánh và nhân có mùi lạ hay không (có thể là mùi chua, bị chảy nước…) thì tuyệt đối không nên ăn những gói bánh đó nữa.
– Một yếu tố cuối cùng cũng là yếu tố quan trọng nhất đó chính là chọn mua bánh của những cơ sở sản xuất uy tín để sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn an tâm hơn về chất lượng và hương vị của bánh dày.
Nguyên liệu làm bánh
Bột nếp 200gr
Bột gạo 20gr
Sữa tươi không đường 200ml (có thể thay bằng nước lọc)
Giò lụa 200gr
Lá chuối 4 – 5 lá
Gia vị nêm nếm: muối, tiêu, dầu ăn
Cách làm bánh dày
Bước 1: Nhào bột
Đầu tiên, bạn cho bột nếp và bột gạo vào tô và trộn đều sau đó cho qua rây thật mịn. Kế đó, bạn cho 200ml sữa tươi không đường vào nhào đều tay. Khi hỗn hợp chuyển thành lớp bột chắc mịn, không dính tay thì ngưng.
Bước 2: Tạo hình bánh dày
Khi đã làm xong phần bột, bạn lấy những chiếc lá chuối rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vuông nhỏ vừa bằng lòng bàn tay. Tiếp đó, bạn thoa một lớp dầu ăn mỏng lên rồi lấy một lượng bột vừa phải, vo tròn rồi ấn dẹp lên trên mặt lá.
Bước 3: Hấp bánh dày
Trước khi cho bánh vào xửng hấp, bạn nên làm nóng xửng bằng cách chần xửng qua nước sôi. Sau khi xửng đã nóng, bạn cho từng miếng bánh vào xửng và hấp trong vòng 7 – 9 phút là bánh đã chín rồi đấy. Lúc này bạn lấy bánh ra để nguội hẳn rồi hãy thưởng thức nhé!
Bột nếp: 400g Bột gạo: 20g Đậu xanh bóc vỏ: 200g Muối + sữa tươi Nước lọc + nước cam vắt Đường + bơ + hành lá
Bước 1: Chuẩn bị đậu và bột để làm bánh dày đậu xanh ngon
Bước đầu tiên của công đoạn sơ chế nguyên liệu làm bánh dày nhân đậu xanh thơm ngon, hấp dẫn các bạn nên ngâm đậu xanh cho nở, để qua đêm.
Sau đó trộn bột nếp + bột gạo + 1 nhúm muối nhỏ.
Cho nước cam và chút nước lọc đổ vao bột, rồi nhẹ nhàng nhào bột. (chú ý khi thực hiện cách làm bánh dày nhân đậu xanh ngon nhất và đơn giản các bạn nên nhào kỹ đến khi bột mịn, cảm giác không nhão, không dính tay là được.
Bước 2: Chuẩn bị nhân bánh
Khâu đầu tiên của bước chuẩn bị nhân bánh thực hiện cách làm bánh dày nhân đậu xanh thơm ngon, đậu xanh nên hấp chín rồi giã nhuyễn.
Số đậu xanh sau khi giã chia làm 3 phần:
+ 1 phần làm nhân ngọt: trộn đậu xanh + dầu ăn + đường.
+ 1 phần làm nhân hành: phi thơm hành lá xắt nhỏ với bơ trên bếp, trộn đậu xanh và nêm nếm đường, muối cho đủ độ mặn ngọt.
Xem thêm: Kimbap Là Gì? Sushi Và Kimbap Có Khác Nhau? Cách Bảo Quản Sushi Qua Ngày
1 phần còn lại để rải trên đĩa cho nhanh khô, dùng làm phần phủ bên ngoài bánh.
Sau đó, vo đậu xanh làm nhân thành từng viên nhỏ.
Bước 3: Tiến hành nặn bột
Lấy lá chuối hoặc giấy bạc cắt thành từng miếng vuông nhỏ sao cho phù hợp với kích thước của chiếc bánh dày nhân đậu xanh, rồi quết dầu để chống dính. Cho thêm 1 chút sữa tươi vào bột ủ từ hôm trước, nhào sơ lại.
Trong công đoạn này khi thực hiện cách làm bánh dày tại nhà, phàn bột cũng chia thành 2 phần:
+ 1 phần làm bánh dày nhân đậu ngọt
+ 1 phần làm bánh dày nhân đậu hành
Tiến hành nặn bột thành từng viên tròn. Có thể cho 1 chút dầu ăn vào tay để bột khỏi dính tay nhiều. Sau đó, ấn dẹp viên bột, cho nhân đậu vào giữa và gói bột cho khít, giống cách nặn bánh trôi.
Xem thêm: Cách Bảo Quản Khô Cá Chạch Đồng, Khô Chạch Xẻ Giá Gốc, Khô Cá Chạch An Giang
Ấn cho bột hơi lõm ở chính giữa. Đặt vào miếng lá chuối đã chuẩn bị sẵn.
Bước 4: Hấp bánh dày nhân đậu xanh
Đặt bánh vào vỉ hấp, hấp khoảng 10′. Lưu ý, để có món bánh dày nhân đậu xanh ngon trong quá trình hấp nhớ thỉnh thoảng mở vung nồi cho dóc nước, tránh làm hơi nước đọng rơi vào bánh.
Một số lưu ý khi làm bánh dày nhân đậu xanh:
Bánh dày nhân đậu, khi hấp xong, bánh còn nóng, lăn bánh qua đĩa đậu xanh chuẩn bị trước để tạo lớp đậu xanh phủ ngoài bánh. Bánh chưa dùng ngay để ra ngoài được 2 ngày. Nếu không cất vào tủ lạnh bánh sẽ hỏng. Có thể bảo quản bánh dày trong tủ lạnh ăn dần trong vài ngày, khi ăn làm nóng trong lò vi sóng khoảng 30 giây.
Công đoạn làm bột bánh (vỏ bánh) cực kỳ quan trọng. Nó quyết định đến độ dẻo, mềm dai của bánh giầy, vì thế bạn cố gắng nào mạnh tay và kỹ, càng mịn thì bánh càng dính và dẻo.
– Khi hấp bánh, bạn nên canh cứ 5 phút xả hơi 1 lần để tránh làm bánh bị chảy, nhão. Lúc ăn không còn cảm giác dai, dẻo như vốn có.
– Với cách làm bánh giầy đậu xanh, lưu ý lúc lăn bánh qua đậu xanh bạn nên lăn khi bánh còn nóng. Như thế đậu xanh sẽ dễ dính và dính vào bánh nhiều hơn.
– Một mẹo nhỏ nên biết là bạn nên xoa thêm một ít dầu lên mặt bánh nhằm giữ cho bánh có độ mềm và không bị khô.
– Trong quá trình hấp bánh, bạn có thể để bánh xếp chồng lên nhau, xen kẽ bằng lá chuối và đậy lá chuối hoặc lớp vải mỏng lên trên cùng, vừa để tiết kiệm diện tích nồi hấp và lá chuối, vừa để bánh không bị ướt.
– Bánh giầy nếu chưa dùng ngay có thể để được khoảng 2 ngày. Bạn cũng có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vài ngày để dùng dần. Nhưng khi ăn, bạn cần làm nóng bánh trong lò vi sóng khoảng 30 giây để bánh mềm và ngon hơn.
Trên đây là cách bảo quản bánh dày giúp bạn có thể thưởng thức bánh dày với hương vị thơm ngon nhất và bảo quản bánh để sử dụng trong thời gian dài nhất có thể. Chúc các bạn thành công!